Chó bị đi ngoài trong quá trình trưởng thành là rất bình thường, tuy nhiên đối với chó mẹ hoặc chó đang mang thai đây là giai đoạn rất nhạy cảm mà đôi khi sẽ ảnh hưởng không ít đến chó con. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những vấn đề cần quan tâm khi xảy ra tình trạng đi ngoài ở chó mẹ cũng như các cách chăm sóc và chữa trị.

Những vấn đề cần quan tâm khi chó mẹ bị đi ngoài
Những vấn đề cần quan tâm khi chó mẹ bị đi ngoài

1. Nguyên nhân phổ biến khiến chó mẹ bị đi ngoài

Căng thẳng từ môi trường, sinh hoạt

  • Căng thẳng khiến chức năng sinh lý của đường ruột có tính kiềm nhiều hơn (đường ruột có tính axit tốt cho lợi khuẩn), khiến ruột của chó khó xử lý thức ăn.
  • Đối với một số chó mẹ lần đầu mang thai, căng thẳng là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt quá trình chăm sóc con non cũng khiến chó mẹ có triệu chứng đi ngoài.
  • Bên cạnh đó việc thay đổi thời tiết hoặc thức ăn đột ngột cũng có thể khiến chó mẹ đi ngoài.
Căng thẳng từ môi trường có thể khiến chó mẹ bị đi ngoài
Căng thẳng từ môi trường có thể khiến chó mẹ bị đi ngoài

Thức ăn, chế độ ăn 

Bất kỳ động thái thay đổi liên quan đến thực phẩm đều là những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá và khiến chó mẹ bị đi ngoài, một số trường hợp phổ biến có thể để đến như:

  • Ăn quá nhiều, ăn thức ăn ôi thiu, hỏng
  • Cơ thể chó mẹ không thể hoặc hoặc khó tiêu hóa một số thực phẩm nhất định nếu ăn phải
  • Nuốt phải dị vật khó tiêu hóa, hóa chất độc hại
  • Chế độ ăn uống quá nhiều chất béo, đạm. 
Thực phẩm không đảm bảo là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá và khiến chó mẹ bị đi ngoài.
Thực phẩm không đảm bảo là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá và khiến chó mẹ bị đi ngoài.

Nhiễm virus, vi khuẩn

  • Chó bị nhiễm Virus như parvovirus hoặc coronavirus, thường lây lan qua tiếp xúc từ một con chó khác bị nhiễm bệnh.
  • Nhiễm vi khuẩn như Campylobacter, Salmonella, E. coli, Clostridia, có thể bị nhiễm bệnh qua ngộ độc thực phẩm và có thể lây truyền từ động vật sang người.
  • Ký sinh trùng và giun trong đường ruột gây lên
Nhiễm khuẩn, virus hay ký sinh trùng đều gây bệnh tiêu chảy nặng cho chó mẹ
Nhiễm khuẩn, virus hay ký sinh trùng đều gây bệnh tiêu chảy nặng cho chó mẹ

2. Cần làm gì khi phát hiện chó mẹ bị đi ngoài

Xác định nguyên nhân gây bệnh cho chó mẹ là điều rất cần thiết để tiến hành các bước chữa trị kịp thời. Tuỳ theo tần suất đi ngoài, mức độ tiêu chảy hay những bất thường trong phân mà ta có thể xác định được bệnh cho chó mẹ.

Không nên cho chó mẹ ăn trong vòng 24 tiếng: việc này sẽ giúp ruột chó được nghỉ ngơi, sau đó bạn có thể quan sát phân để nhận biết nguyên nhân gây bệnh.

Không nên cho chó mẹ ăn trong vòng 24 tiếng để ruột được nghỉ ngơi
Không nên cho chó mẹ ăn trong vòng 24 tiếng để ruột được nghỉ ngơi

Trong trường hợp chó mẹ đang cho con bú: nên ngừng cho chó con bú tiếp. Vì đi ngoài đôi khi là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm, và chó con với hệ miễn dịch yếu nếu có thể dễ dàng bị nhiễm bệnh và nguy cơ tử vong cao.

Đảm bảo luôn có nước sạch cho chó: chó đi tiêu ra phân mềm sẽ mất nước nhiều hơn vì lượng chất lỏng trong phân tăng lên, do đó bạn cần đảm bảo chó có thể thoải mái uống nước sạch để bù lại lượng nước mất đi. 

Đưa chó đến bác sĩ thú y khám: nếu tình trạng phân mềm kéo dài dai dẳng. Đặc biệt nếu chó mẹ bị đi ngoài liên tục kèm một số triệu chứng khác như nôn, sốt, bỏ ăn dù không thay đổi môi trường và thức ăn, thì cần mang chó mẹ ra thú y để theo dõi và phát hiện sớm bệnh.

Đưa chó đến bác sĩ thú y khám nếu tình trạng phân mềm kéo dài dai dẳng
Đưa chó đến bác sĩ thú y khám nếu tình trạng phân mềm kéo dài dai dẳng

3. Cách chăm sóc khi chó mẹ đi ngoài

Nên cho chó ăn nhạt hoặc các món ăn dễ tiêu hóa: cơm trắng, nước gạo, khoai tây luộc, sữa chua ( giúp bổ sung vi khuẩn có lợi và cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột), thịt gà luộc (bỏ phần da).

Chia các bữa ăn thành các bữa nhỏ: 3-4 bữa/ngày trong 2 ngày đầu tiên, sau đó mới dần quay lại khẩu phần ăn cũ. 

Cho chó mẹ ăn thức ăn dễ tiêu hóa trước, sau đó từ từ mới đưa về chế độ ăn ban đầu
Cho chó mẹ ăn thức ăn dễ tiêu hóa trước, sau đó từ từ mới đưa về chế độ ăn ban đầu

Chuyển từ thực phẩm ướt sang thực phẩm khô: Bạn cần nhớ rằng thực phẩm ướt (đóng hộp hoặc đóng túi) chứa khoảng 75% là nước, trong khi đó thực phẩm khô chỉ chứa khoảng 10% nước. Lượng độ ẩm cao hơn khiến chó đi tiêu ra phân ướt hơn và nhiều hơn. Yếu tố này ảnh hưởng lớn đến khối lượng (giảm khối lượng) và lượng nước trong phân (phân cứng hơn và chắc hơn).

Chế độ ăn giàu protein: ví dụ như thịt bò, thịt gà và thức ăn cho chó chứa nhiều protein cũng có thể làm mềm phân. Sản phẩm phụ của quá trình tiêu hóa protein cũng hút nước từ ruột.

Đảm bảo vệ sinh nơi ở, ăn uống: rửa và làm vệ sinh bát uống nước của chó ít nhất hai ngày một lần và đảm bảo luôn có nước sạch, mát cho chó.

Tránh các hoạt động gây căng thẳng hàng ngày cho chó: nếu chó bị căng thẳng khi tắm, bạn nên hoãn tắm cho chó vài ngày và quan sát xem phân chó có cứng lại không. 

Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài, hoặc phân có máu, cần đưa chó mẹ ra bệnh viện thú y ngay lập tức để được kiểm tra và chữa trị kịp thời.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về chó mẹ bị đi ngoài. Hãy đến ngay Life Pet để các bác sĩ thú ý thăm khám và có biện pháp kịp thời cho thú cưng của bạn nhé.

Đánh giá bài viết
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
0
Bạn đang nghĩ gì? Hãy bình luận nhé <3x