Chó bị tiêu chảy luôn khiến người nuôi lo lắng không biết cần phải làm gì. Nhiều trường hợp tiêu chảy nhẹ có thể được điều trị ngay tại nhà. Một số trường hợp tiêu chảy nặng thì cần được thăm khám tại các cơ sở thú y uy tín. Trong bài viết này Life Pet sẽ hướng dẫn người nuôi cách xử lý khi gặp tình trạng tiêu chảy ở chó cùng như các chữa trị, chăm sóc.

1. Xác định nguyên nhân trước khi điều trị chó bị đi ngoài 

Tiêu chảy thông thường:

Căng thẳng ở chó như việc chó không quen đi xe, lạ chỗ khi bị mang tới thú y, cho chó vào lồng, thay đổi thời tiết, chỗ ở,… Thay đổi thức ăn đột ngột như thức ăn nhiều dầu mỡ, có vật lạ, ôi thiu hoặc chó ăn quá nhiều cũng gây nên tình trạng tiêu chảy ở chó. Ngoài ra tác dụng phụ của thuốc cũng là một trong những nguyên nhân, tuy nhiên thường bệnh sẽ qua rất nhanh.

Rối loạn tiêu hóa, căng thẳng từ môi trường, thức ăn đều là nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy khá phổ biến ở chó
Rối loạn tiêu hóa, căng thẳng từ môi trường, thức ăn đều là nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy khá phổ biến ở chó

Tiêu chảy nguy hiểm:

Chó bị mắc phải bệnh truyền nhiễm, trong thức ăn có độc tố, vi khuẩn… chó bị nhiễm bệnh do virus ( bệnh carre, bệnh parvo,..), bệnh do vi khuẩn (E.coli, salmonella), ký sinh trùng, nguyên sinh động vật gây ra hoặc cùng kết hợp (giun đũa, giun tóc, giun móc, …). Bệnh gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu chó không được điều trị kịp thời.

Phân lỏng, có máu,...đều là triệu chứng của các bệnh tiêu chảy nguy hiểm
Phân lỏng, có máu,…đều là triệu chứng của các bệnh tiêu chảy nguy hiểm

2. Cách chữa chó bị đi ngoài 

2.1. Môi trường

Việc thay đổi môi trường khiến chó dễ bị stress, vì vậy hãy cố gắng tránh các hoạt động gây căng thẳng hàng ngày cho chó. Nếu chó bị căng thẳng khi tắm, bạn nên hoãn tắm cho chó vài ngày và quan sát xem phân chó có cứng lại không. Ngoài ra hãy cố gắng chơi đùa, an ủi và chăm sóc chó thật kỹ trong thời gian này để giảm bớt căng thẳng cho chó.

2.2. Ăn uống

Khi phát hiện chó bị đi ngoài phân bất thường, tốt nhất nên cho chó nhịn ăn từ 12-24 tiếng để theo dõi. Thường xuyên cung cấp nước sạch và mát cho cún, nên theo dõi xem cún có uống không, nếu cún không uống có thể bơm hoặc đút cho cún để bù vào lượng nước đã mất. Tùy tình trạng của cún để bù chất điện giải.

Sau quá trình nhịn ăn nên cho cún ăn thức ăn dễ tiêu hóa trước, sau đó từ từ mới đưa về chế độ ăn ban đầu. Nên cho cún ăn nhạt hoặc các món như: cơm trắng, nước gạo, khoai tây luộc, sữa chua ( giúp bổ sung vi khuẩn có lợi và cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột), thịt gà luộc (bỏ phần da), pho mát, trứng, các loại thảo mộc như thì là (giúp làm sắn se niêm mạc ruột), …

Ngoài ra bạn có thể bổ sung nước đường Glucose ấm, các chất điện giải cho chó như C-Electrolytes cũng như có thể bổ sung men tiêu hóa cho chó. 

Ngoài ra cũng cần chú ý thay nước thường xuyên, vệ sinh chỗ ăn uống, tránh để đồ ăn ôi thiu, không đảm bảo chất lượng.

3. Lưu ý khi điều trị chó bị đi ngoài

Nếu sau 2-3 ngày tình trạng tiêu chảy của chó không thuyên giảm, hoặc chó bị tiêu chảy không đến từ 2 nguyên nhân trên, bạn cần quan sát thật kỹ thêm một số triệu chứng của chó, đặc biệt khi thấy những dấu hiệu sau đây, bạn cần đến phòng khám ngay:

  • Chó con bị tiêu chảy ra máu nhìn thấy bằng mắt thường
  • Chó bị ốm và sốt cao
  • Chó nôn mửa nhiều
  • Chó kêu la và tỏ vẻ rất đau đớn khi đi vệ sinh
  • Chó có dấu hiệu mệt mỏi rõ rệt, phờ phạc

Đây đều là những triệu chứng của những căn bệnh có thể gây nguy hiểm cho chó nếu không được chữa trị kịp thời. Một số bệnh so virus gần như không có thuốc đặc trị và đều không thể chữa trị tại nhà.

Lưu ý khi mang chó ra thú ý, bạn hãy cố gắng mạng một ít mẫu phân để bác sĩ xét nghiệm những như đưa ra được phương án chữa trị nhanh nhất.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về những phương án khi chó bị tiêu chảy phải làm gì. Hãy đến ngay Life Pet để các bác sĩ thú ý thăm khám và có biện pháp kịp thời cho thú cưng của bạn nhé.

3/5 - (2 bình chọn)
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
0
Bạn đang nghĩ gì? Hãy bình luận nhé <3x