Chó cảnh với những bộ lông mượt mà, xinh đẹp cùng trí thông minh vượt trội đang thu hút ngày càng nhiều người nuôi chó mèo tại Việt Nam. Tuy nhiên với sự khác nhau về khí hậu, môi trường sống, con người,…khiến nhiều trường hợp chó cảnh bị đi ngoài, hoặc thậm chí đi ngoài ra máu. Cùng Life Pet tìm hiểu kỹ hơn về triệu chứng này cũng như phương án điều trị và chăm sóc nhé.
1. Việc cần làm khi phát hiện hiện chó cảnh bị đi ngoài
Xác định nguyên nhân gây bệnh cho chó cảnh là điều rất cần thiết để tiến hành các bước chữa trị kịp thời. Tuỳ theo tần suất đi ngoài, mức độ tiêu chảy hay những bất thường trong phân mà ta có thể xác định được bệnh cho chó cảnh.
- Tìm hiểu nguyên nhân
- Không nên cho chó cảnh ăn trong vòng 24 tiếng để quan sát phân
- Uống olizon bù nước vì tiêu chảy khiến chó cảnh mất nước
- Vệ sinh chuồng hoặc nhà ngủ, nơi nghỉ ngơi của chó cảnh
Nếu chó cảnh bị đi ngoài liên tục dù không thay đổi môi trường và thức ăn thì cần mang chó cảnh ra thú y để theo dõi và phát hiện sớm bệnh.
Đặc biệt trong trường hợp chó cảnh bị đi ngoài ra máu hoặc kèm thêm triệu chứng nôn thì không cần quan sát nhiều, bạn nên ngay lập tức mang chó ra thú y để khám chữa kịp thời.
2. Nguyên nhân phổ biến khiến chó cảnh bị đi ngoài
Nguyên nhân môi trường
Chó của bạn bị thay đổi môi trường sống dẫn tới căng thẳng quá độ. Ví dụ như chó stress do thay đổi chỗ ở, hoặc do thay đổi thời tiết không phù hợp với giống chó cảnh.
Nguyên nhân thức ăn
Chó ăn phải đồ ăn bị hỏng, hoặc các thức ăn không dành cho chó dẫn tới ngộ độc.
Một số chó cảnh cần tuân theo chế độ ăn riêng phù hợp, hoặc cần huấn luyện cách ăn uống khi còn nhỏ, hoặc không sẽ dễ dẫn đến tiêu chảy khi bị thay đổi thức ăn đột ngột.
Một lý do khác là chó ăn phải thức ăn không tiêu hóa được khiến chó bị đi ngoài.
Nguyên nhân bệnh
Chó nhiễm phải bệnh nào đó, có ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa. Nguy hiểm nhất là các bệnh do virus như: Care, Parvo, Viêm gan (Hepatitis)… Đây là các bệnh gây tử vong cao nhất ở chó. Chó bị tiêu chảy ra máu rất nhiều và rất khó điều trị.
Tiếp đến là bệnh do vi khuẩn như: Leptospira, E.coli, Salmonella… Những bệnh này mặc dù dễ chữa hơn nhưng vẫn để lại di chứng. Cuối cùng là bệnh do ký sinh trùng như giun, sán. Chó bị tiêu chảy nặng hoặc tiêu chảy ra máu, nôn khan liên tục.
Dị ứng thuốc
Một số chó cảnh có hệ miễn dịch nhạy cảm, trong quá trình phòng bệnh cơ thể có những phản ứng phụ với thuốc tiêm phòng. Nặng hơn là sốc thuốc, thuốc không phù hợp hoặc liều lượng sai.
3. Xác định bệnh cho chó cảnh bị đi ngoài
Như đã nói ở trên, bạn hoàn toàn có thể bước đầu xác định bệnh cho chó chỉ cần qua quan sát phân và những bất thường của chó khi đi ngoài, cụ thể thông qua hình dạng phân và màu sắc.
Hình dạng phân:
Theo Just Right của Purina, dựa trên kích thước và trạng thái của phân sẽ giúp ích cho bạn và bác sĩ thú y xác định nơi có vấn đề dọc đường tiêu hóa của cún và nguyên nhân ban đầu dẫn nên tình trạng này. Dựa trên khuôn phân: Nestles Purina đã chỉ ra 7 dạng khuôn phân:
https://www.upsieutoc.com/images/2020/08/17/BOO.png
- Phân khô, cứng (mức 1): Bị táo bón hoặc thiếu nước
- Phân mềm, còn khuôn (mức 3 – 5): Bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá, đường ruột đang bị ảnh hưởng.
- Phân lỏng (mức 6 – 7): Nhiễm các bệnh liên quan đến đường ruột như viêm đường ruột, virus truyền nhiễm, vi khuẩn nguy hiểm.
- Phân có chất nhầy: Do đường ruột của chó có ký sinh trùng hoặc ăn bẩn, đất, cát. Nhiễm giun sán, dị vật cũng khiến phân có chất nhầy
Màu sắc phân:
Thông thường, việc này có liên quan đến thực phẩm mà chó đã ăn, ví dụ: ăn nhiều rau quả là rất dễ ị ra đồ chưa tiêu và màu sắc vì gen tiêu hoá của chó kém tiêu hoá được nhiều chất xơ. Tuy nhiên cần chú ý một số dấu hiệu bất thường từ màu sắc của phân như:
- Phân có màu vàng nhợt nhạt: có thể chó cảnh bị ảnh hưởng hệ tiêu hoá về gan, mật hoặc có rối loạn tiêu hoá. Nhẹ thì chó có thể tự khỏi hoặc sau điều trị đơn giản như uống men tiêu hoá, uống thuốc kháng sinh phổ rộng, thay đổi đồ ăn… Nhưng nếu có thêm dấu hiệu như nước tiểu vàng sậm, chó tiểu ít, tiểu rắt… lợi, lưỡi nhạt màu thì nên đi bs và xét nghiệm máu.
- Phân có chất nhầy màu vàng: chất nhầy lẫn trong phân lỏng, màu vàng thường là do không tiêu hoá hết được đồ ăn hoặc dị ứng với đồ ăn đã ăn
- Phân có màu xám/đen và dính bết: đó là có dấu hiệu của hệ tiêu hoá kém (rối loạn tiêu hóa do tuyến tụy yếu). Cần giảm đạm trong khẩu phần, cho ăn đồ dễ tiêu, hỗ trợ men tiêu hoá cho chó
- Phân có màu xanh: đó là dấu hiệu ăn quá nhiều rau/cỏ nhưng cũng có thể cho biết chó bị ký sinh trùng, nếu bị lâu có thể dẫn đến viêm ruột.
- Phân có màu đen, dính bết: nhẹ thì do thừa đạm (nếu phân có mùi thối), nặng thì là dấu hiệu chảy máu trong do bị rối loạn tiêu hoá, đứt, tróc niêm mạc ruột/dạ dày (nếu phân có mùi khắm, khó chịu)
- Phân có màu lấm tấm: nếu thấy lấm tấm hạt gạo hoặc thậm chí kèm giun thì chắc chắn là cần tẩy giun sán.
- Đặc biệt nếu phân có màu đỏ: đây là tình trạng phân có lẫn máu, nếu không thấy chó bị sứt sát gì ở hậu môn, trĩ thì phải đi thú y khi có dấu hiệu lặp lại vì có thể thú cưng đã bị viêm gan, viêm ruột… rất nguy hiểm.
4. Cách chăm sóc chó cảnh bị đi ngoài
Cho chó cảnh ăn thức ăn dễ tiêu hóa
Nên cho chó ăn nhạt hoặc các món như: cơm trắng, nước gạo, khoai tây luộc, sữa chua ( giúp bổ sung vi khuẩn có lợi và cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột), thịt gà luộc (bỏ phần da).
Chuyển từ thực phẩm ướt sang thực phẩm khô
Thực phẩm ướt (đóng hộp hoặc đóng túi) chứa khoảng 75% là nước, trong khi đó thực phẩm khô chỉ chứa khoảng 10% nước.
Lượng độ ẩm cao hơn khiến chó đi tiêu ra phân ướt hơn và nhiều hơn. Yếu tố này ảnh hưởng lớn đến khối lượng (giảm khối lượng) và lượng nước trong phân (phân cứng hơn và chắc hơn).
Chế độ ăn giàu protein
Ví dụ như thịt bò, thịt gà và thức ăn cho chó chứa nhiều protein cũng có thể làm mềm phân.
Sản phẩm phụ của quá trình tiêu hóa protein cũng hút nước từ ruột.
Bổ sung thêm men tiêu hoá
Các loại men vi sinh tốt cho chó bao gồm:
- Men tiêu hóa Biotic: Cung cấp vitamin và vi khuẩn có lợi , ức chế vi khuẩn có hại cho đường ruột, làm giảm tiêu chảy ở thú cưng.
- Men tiêu hóa Pharbiozym : Phòng ngừa tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
- Men tiêu hóa Enterogermina (của người): bạn có thể mua ở bất kỳ hiệu thuốc của người, có tác dụng khá tốt với chó, kể cả chó con.
Tránh các hoạt động gây căng thẳng hàng ngày cho chó.
Nếu chó bị căng thẳng khi tắm, bạn nên hoãn tắm cho chó vài ngày và quan sát xem phân chó có cứng lại không.
Rửa và làm vệ sinh bát uống nước của chó ít nhất hai ngày một lần và đảm bảo luôn có nước sạch, mát cho chó.
Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài, hoặc đi ngoài ra máu, cần đưa chó cảnh ra bệnh viện thú y ngay lập tức để được kiểm tra và chữa trị kịp thời.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về chó cảnh bị đi ngoài. Hãy đến ngay Life Pet để các bác sĩ thú ý thăm khám và có biện pháp kịp thời cho thú cưng của bạn nhé.