Tình trạng chó con bị đi ngoài ra máu là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong. Qua bài biết này Life Pet sẽ đưa ra những thông tin cụ thể giúp bạn biết cách xử lý khi chó con bị đi ngoài ra máu cũng như cách chăm sóc, điều trị cho chó con. 

Những điều cần biết khi chó con bị đi ngoài ra máu
Những điều cần biết khi chó con bị đi ngoài ra máu

1. Nguyên nhân khiến chó con đi ngoài ra máu

Khi phát hiện chó con bị đi ngoài ra máu cần ngay lập tức đưa bé ra thú y để được khám chữa kịp thời. Tuy nhiên vẫn có những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này, nắm bắt được nguyên nhân là một trong những cách hiệu quả nhất giúp việc điều trị ở chó được diễn ra nhanh chóng và chính xác.

Ngộ độc, dị ứng

Dấu hiệu: Phân mềm, chó con vẫn có thể ăn 

Nguyên nhân:

Chó con rất háu ăn và tò mò nhiều thứ xung quanh, vì vậy có rất nhiều trường hợp các bé do ăn phải thức ăn gây dị ứng, hoặc có hoá chất gia dụng không tiêu hóa được nên đã gây tổn thương hệ tiêu hóa, khiến chó bị đi ngoài ra máu

Ngoài ra việc ăn phải dị vật, gây tắc nghẽn và tổn thương dạ dày cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh

Chó con rất háu ăn và tò mò nhiều thứ xung quanh
Chó con rất háu ăn và tò mò nhiều thứ xung quanh

Nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng

Dấu hiệu:

Tiêu chảy ra máu, phân mùi chua, tanh

Cơ thể mệt mỏi, bỏ ăn, một số có biểu hiện sốt cao

Nguyên nhân:

Có thể đến từ nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất là bệnh đường ruột cấp tính do các vi khuẩn trong thức ăn gây nên, làm đường ruột bị nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể làm cho đường ruột bị tổn thương, làm xuất huyết niêm mạc ruột, bong tróc niêm mạc ruột.

Bên cạnh đó nhiễm giun quá nhiều, bội giun gây tắc ruột, tổn thương đường ruột cũng khiến chó con bị đi ngoài ra máu, thậm chí đi kèm với giun ra ngoài.

Các vi khuẩn độc hại trong thức ăn gây nên các bệnh đường ruột cấp tính
Các vi khuẩn độc hại trong thức ăn gây nên các bệnh đường ruột cấp tính

Nhiễm virus (Care, Parvo,…)

Dấu hiệu:

Đầu tiên chó con sẽ mệt ỏi, ủ rũ, ít vận động dần. 

Chó dần dần bỏ ăn, hạn chế đi lại, không linh hoạt, nôn mửa và tiêu chảy.

Thời gian ủ bệnh sẽ kéo dài trong vòng 3 tới 5 ngày

Chó sẽ sốt kéo dài từ lúc phát bệnh đến khi có các biểu hiện lâm sàng đặc trưng

Niêm mạc nhợt nhạt, hốc mắt cũng sâu hơn bình thường. Nguyên do dẫn đến hiện tượng này là vì các bé bị mất nước, chất điện giải quá nhiều.

Sau đó chó sẽ yếu dần, tim đập nhanh, thở gấp, ỉa ra máu kèm theo phân lỏng, hôi tanh. 

Nguyên nhân:

Các căn bệnh do virus lây nhiễm thường liên quan đến việc chó tiếp xúc với nguồn bệnh. Trong trường hợp chó con rất có thể đã lây nhiễm từ chó mẹ, dù chó mẹ không mắc bệnh nhưng nguy cơ vẫn giữ virus trong người và truyền nhiễm cho chó con.

Ngoài ra nếu chó con hay rong chơi, tiếp xúc với chó hoang, chó mang mầm bệnh cũng sẽ gặp điều tương tự. Bạn cần chú ý là những căn bệnh do virus gây ra có tốc độ lây truyền cực kỳ cao và nhanh.

Bệnh do các virus gây ra rất nguy hiểm cho chó con
Bệnh do các virus gây ra rất nguy hiểm cho chó con

2. Phải làm gì khi chó con bị tiêu chảy ra máu 

Trước tiên cần gọi điện cho bác sĩ thú ý để được tư vấn, việc xác định sớm nguyên nhân khiến chó con bị tiêu chảy sẽ giúp quá trình điều trị hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Ngừng cho bé ăn để đường ruột chó được để trống từ 12h – 24h, điều này giúp cho đường ruột chó được nghỉ ngơi và phục hồi vết thương.

Chó bị tiêu chảy thường mất nước rất nhanh do tiêu chảy làm thoát dịch cơ thể và thường bao gồm cả nước và điện giải, các chất khoáng. Khi chó bị sốt cũng sẽ rất dễ bị mất nước nên bạn có thể cho chó uống thêm nước để bù lại. 

Tuy nhiên nếu chó xuất hiện thêm triệu chứng nôn khi uống nước, cách tốt nhất là bạn nên đưa chú chó đến trung tâm thú y để được chữa trị kịp thời bằng cách truyền nước hoặc tiêm bơm nước cho chó.

Nên đưa chó đến các trung tâm thú y khi có tình trạng đi ngoài ra máu để kịp thời chữa trị
Nên đưa chó đến các trung tâm thú y khi có tình trạng đi ngoài ra máu để kịp thời chữa trị

Luôn giữ cho chó được khô ráo và cách lý chó với các thú cưng khác bằng cách nhốt vào chuồng riêng. Chuồng phải được kê cao hơn mặt đất khoảng 10 cm. Trong chuồng đặt các khay có lỗ thoát nước. Các bạn hãy đặt thêm những tấm khăn hoặc tã để thấm nước tiểu cho chó. Tránh để chó đi vệ sinh tràn lan trong chuồng.

Trong mọi trường hợp chó bị tiêu chảy ra máu không hề thuyên giảm trong 2-3 ngày thì cần ngay lập tức đưa chó ra thú y để được chữa trị kịp thời. 

3. Cách chăm sóc chó con khi tiêu chảy ra máu

Áp dụng thực đơn phục hồi:

  • Sau khi được chữa trị, áp dụng thực đơn hồi phục cho chó bằng cách nấu cháo loãng, để ấm và thêm vào một chút muối cho chó ăn. 
  • Khi chó con ăn cần chia nhỏ bữa ăn ra 3 – 5 lần/ ngày để chó con dễ dàng tiêu hóa lượng thức ăn và không để chó con ăn nó khiến dạ dày phải hoạt động mạnh. 
  • Tuyệt đối không được cho chó ăn các loại thực phẩm như cá, thịt, đồ tanh hoặc uống sữa lúc này vì đường ruột của chó lúc này rất kém, đặc biệt là chó con.
Quan tâm, chăm sóc chó con trong quá trình bệnh là rất quan trọng
Quan tâm, chăm sóc chó con trong quá trình bệnh là rất quan trọng

Luôn vệ sinh chỗ ở của chó thường xuyên

  • Giữ ấm khi trời lạnh, mát mẻ khi trời nóng và đảm bảo luôn sạch sẽ thoáng đãng. 
  • Khay nước và thức ăn của chó cũng cần vệ sinh liên tục, tránh thức ăn ôi thiu hoặc nước quá bẩn.

Áp dụng chế độ ăn không lactose cho chó con

  • Loại sữa duy nhất phù hợp cho chó là sữa chó mẹ. Đối với chó con đang bú sữa thì bạn có thể cho dùng Lactol pha với nước để thay thế sữa. 
  • Nếu chó con quá nhỏ và vừa được đổi sang chế độ ăn thay thế sữa thì bạn nên chọn thực phẩm không lactose khi thấy chó con đi tiêu ra phân mềm. 

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về những vấn đề khi chó con bị đi ngoài ra máu. Hãy đến ngay Life Pet để các bác sĩ thú ý thăm khám và có biện pháp kịp thời cho thú cưng của bạn nhé.

Đánh giá bài viết
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
0
Bạn đang nghĩ gì? Hãy bình luận nhé <3x