Mèo bị đi ngoài không phải là triệu chứng quá hiếm ở mèo, tuy nhiên không phải người nuôi nào cũng nhận biết được những dấu hiệu cũng như mức độ của căn bệnh. Tùy theo tình trạng phân, cách sinh hoạt hàng ngày sẽ nói lên những căn bệnh khác nhau. Cùng Life Pet tìm hiểu thêm những dấu hiệu mèo đi ngoài thông qua bài viết sau nhé.
1. Theo dõi tình trạng của phân
Tình trạng của phân là dấu hiệu cho những căn bệnh khác nhau. Đầu tiên hãy cho mèo ngừng ăn từ 12-24h để đường ruột của mèo được nghỉ ngơi, sau đó cẩn thận quan sát lại tình trạng của phân.
- Phân mềm, phân lỏng: Mèo bị tiêu chảy thông thường, phân của mèo có thể mềm hoặc hơi loãng. Hiện tượng này xảy ra có thể là do thức ăn không phù hợp hoặc do thời tiết.
- Phân có lẫn máu hoặc nôn: Hiện tượng tiêu chảy đi kèm cùng với nôn là dấu hiệu của bệnh đường ruột hoặc do giun. Đường ruột bị tổn thương có thể cũng sẽ khiến mèo đi ngoài ra máu. Nguyên nhân gây ra có thể do ăn phải dị vật, hóa chất, thức ăn không thể tiêu hóa,…
- Phân lỏng, có mùi tanh, bỏ ăn: Đây là triệu chứng phổ biến của một số căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, nổi tiếng nhất là bệnh giảm bạch cầu ở mèo. Bệnh do virus gây ra có tính lây lan rất nhanh và chưa có thuốc đặc trị hoàn toàn. Bạn cần cho mèo đến các cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời và an toàn nhất.
- Phân có trứng sán hoặc trứng giun: Thực phẩm kém vệ sinh, không đảm bảo chất lượng hay mèo ăn phải trứng ký sinh trùng sẽ khiến giun sán xâm nhập vào cơ thể, tạo nên những ổ giun gây nguy hiểm cho đường ruột của mèo.
2. Thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày
Đi ngoài ở mèo không quá hiếm, đôi khi chỉ vì một số thay đổi trong quá trình trong sóc mà mèo có hiện tượng đi ngoài, và bạn hoàn toàn có thể chữa trị nếu như xác định sớm được nguyên nhân, một số nguyên nhân phổ biến như:
Thay đổi chế độ ăn uống
Việc thay đổi thức ăn quá đột ngột có thể dễ dàng khiến mèo bị căng thẳng đường ruột, làm xuất hiện tình trạng đi ngoài. Bạn chỉ cần trở về lại thức ăn cũ và thêm dần thức ăn mới từ 1-2 tuần.
Căng thẳng từ môi trường
Căng thẳng khiến chức năng sinh lý của đường ruột có tính kiềm nhiều hơn (đường ruột có tính axit tốt cho lợi khuẩn), làm ruột của mèo khó xử lý thức ăn. Chủ yếu đa phần đến từ việc môi trường bị thay đổi (chuyển nhà, mèo được nhận nuôi) hoặc thay đổi thời tiết.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số giống mèo có cơ thể nhạy cảm đôi khi sẽ dị ứng với một số kháng thể của thuốc, hoặc sau khi được tiêm phòng cũng có hiện tượng đi ngoài. Trong trường hợp này bạn nên liên hệ bác sĩ thú y để có được sự tư vấn.
Ký sinh trùng, vi khuẩn
Nhiễm ký sinh trùng hay vi khuẩn, virus đều là những căn bệnh rất nguy hiểm cho mèo. Đặc biệt mèo non dưới 2 tháng tuổi khả năng nhiễm cao và tử vong nhanh nếu không chữa trị kịp thời. Nguyên nhân đa phần do lây nhiễm trực tiếp từ các cá thể mang mầm bệnh như mèo hoang. Bạn cần cho mèo đến các cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời và an toàn nhất.
Tiêu chảy do ngộ độc
Mèo ăn phải hóa chất độc : xăng dầu, than, chất tẩy rửa gia dụng, xà phòng…thuốc diệt côn trùng, ve rận…cây cỏ độc, vật liệu xây dựng: xi-măng, sơn… bị tiêu chảy có kèm theo nôn liên tục để thải trừ chất độc, phân ướt, có máu. Nếu co giật nhiều là rất trầm trọng cần mang tới bác sỹ thú y ngay.
3. Những dấu hiệu bất thường khác khi mèo đi ngoài
Bên cạnh việc mèo bị đi ngoài với phân mềm hay tiêu chảy, đôi khi vẫn có những triệu chứng khác kèm theo trong quá trình mèo đi ngoài như:
- Mèo không kiểm soát được việc đi vệ sinh
- Tình trạng nặng có thể bỏ ăn, nôn, mất hết sức lực
- Mèo bị đi ngoài ra máu hoặc trong phân sẽ có lẫn máu
- Mèo đi ngoài có mùi tanh rất khó chịu
- Mèo bỏ ăn, kiệt sức
Đây đều là những dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm đối với mèo mà bạn không thể nào chủ quan. Nếu tình trạng mèo đi ngoài không thuyên giảm trong 2-3 ngày bạn nên mang bé ra thú y để được điều trị kịp thời.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về những dấu hiệu mèo bị đi ngoài. Hãy đến ngay Life Pet để các bác sĩ thú ý thăm khám và có biện pháp kịp thời cho thú cưng của bạn nhé.