Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là một trong những căn bệnh nguy hiểm gây tỷ lệ tử vong cao. Để tránh tình trạng mèo mắc phải chứng bệnh này, người nuôi cần biết cách phòng chống và bảo vệ thú cưng của mình khỏi virus và các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Cùng Life Pet tìm hiểu các cách phòng bệnh giảm bạch cầu ở mèo hiệu quả, an toàn trong bài viết nhé.

1.Phòng bệnh giảm bạch cầu ở mèo bằng cách tiêm phòng vacxin định kỳ

Phòng tránh bệnh giảm bạch cầu ở mèo tốt nhất là thực hiện nghiêm túc công tác vệ sinh thú y và tiêm vắc xin phòng bệnh cho thú cưng định kỳ. 

Tiêm vacchine định kỳ là cách tốt nhất giảm nguy cơ mắc bệnh
Tiêm vacchine định kỳ là cách tốt nhất giảm nguy cơ mắc bệnh
  • Mèo chưa đủ 8 tuần tuổi chưa được tiêm phòng: Hạn chế cho mèo con chưa tiêm phòng tiếp xúc với mèo lạ. 
  • Vaccine phòng bệnh bạch cầu và những bệnh lý hô hấp có thể tiêm khi mèo đủ 8 tuần và tiêm nhắc lại sau 4 tuần. 
  • Mèo trên một tuổi, mỗi năm cần tiêm vaccine nhắc lại một lần để phòng bệnh.

2.Cách ly khi mang mèo mới về để phòng bệnh giảm bạch cầu ở mèo

Phòng bệnh giảm bạch cầu ở mèo không khó nếu như bạn tuân thủ việc cách ly mèo mới mua về với mèo nhà. Các chú mèo vừa được mua về nên được nhốt riêng khoảng 10  –  15 ngày trước khi cho ở chung với các chú mèo khác. Vì rất có thể mèo mới ở trong vùng dễ nhiễm bệnh hay đã từng nhiễm bệnh giảm bạch cầu và virus bạch cầu vẫn tồn tại trong cơ thể.

3.Thận trọng khi tiếp xúc với mèo đã khỏi bệnh giảm bạch cầu

Mèo mới về nên được cách ly với mèo nhà 
Mèo mới về nên được cách ly với mèo nhà

Nên tránh để thú cưng tiếp xúc với các chú mèo vừa chữa khỏi bệnh giảm bạch cầu. Nhìn chung, virus bạch cầu có sức đề kháng rất cao. Nó có thể vẫn sống trong cơ thể mèo từng nhiễm bệnh trong khoảng 1  –  2 tháng. Vì vậy, để hạn chế lây nhiễm chéo, mèo sau khỏi bệnh vẫn cần cách ly ít nhất 2 tháng trước khi cho tái hòa nhập cộng đồng.

4.Cẩn thận khi tiếp xúc với mèo lạ, không rõ nguồn gốc

Tránh giảm bạch cầu ở mèo sẽ dễ dàng hơn nếu khu vực bạn sống không có môi trường dễ nhiễm bệnh như lò mổ hay khu vực chứa chất thải. Ngoài ra, khu vực có nhiều mèo hoang và mèo không rõ nguồn gốc thường là ổ dịch giảm bạch cầu và nhiều bệnh lý liên quan khác. 

Thú cưng của bạn nên hạn chế tối đa tiếp xúc với những chú mèo lạ và các bé mèo chưa được tiêm phòng vaccine

Những chú mèo hoang có thể là nguồn lây bệnh giảm bạch cầu
Những chú mèo hoang có thể là nguồn lây bệnh giảm bạch cầu

Với 4 cách phòng bệnh giảm bạch cầu ở mèo kể trên, hy vọng bạn đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc và nuôi dưỡng một bé mèo thật khỏe mạnh. Ngoài ra, bạn có thể phòng bệnh cho thú cưng bằng cách tăng đề kháng cho mèo từ bên trong bằng các chế độ ăn uống tối ưu. 

  • Chế độ ăn lý tưởng với đại đa số loài mèo thường bao gồm khoảng 80% là thịt và 20% rau củ. 
  • Có thể bổ sung thêm các loại rau giàu Omega 3 và thành phần DHA, EPA để ngừa viêm, chống oxy hóa cũng như tăng khả năng đề kháng tốt nhất cho thú cưng.

 Bài viết trên là tổng hợp các cách phòng bệnh giảm bạch cầu ở mèo. Hãy đến ngay cơ sở thú y gần nhất để bác sĩ thăm khám và có biện pháp chữa trị kịp thời khi thú cưng của bạn có các dấu hiệu đầu tiên của bệnh.

5/5 - (7 bình chọn)