Bệnh giảm bạch cầu là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong ở mèo. Tại sao mèo bị giảm bạch cầu cũng là một trong những câu hỏi nhức nhối khiến đại đa số người nuôi mèo quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu các nguyên nhân chủ yếu gây bệnh lý này từ đó biết cách phòng tránh cho thú cưng của mình một cách tốt nhất.

1.Nhiễm bệnh do thể trạng của mèo

Nguyên nhân giảm bạch cầu ở mèo có thể là do cơ thể mèo có độc tố. Toàn bộ họ nhà mèo đều rất mẫn cảm với bệnh giảm bạch cầu. Cơ thể mèo nhiễm virus bạch cầu dẫn tới tình trạng sản sinh ra những khối u ác tính. Virus bạch cầu có sức đề kháng cao với chloroform và cả chất sát trùng. Chúng có thể chịu nóng lên tới 56 độ C trong khoảng nửa tiếng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 

 

Nguyên nhân mèo bị giảm bạch cầu có thể là do sức đề kháng yếu
Nguyên nhân mèo bị giảm bạch cầu có thể là do sức đề kháng yếu

Một số giai đoạn mèo thường dễ mắc phải chứng bệnh này như:

  • Mèo con còn nhỏ: Mèo từ 3 tháng đến 1 năm tuổi có sức đề kháng yếu hơn mèo trường thành. Mèo con có nguy cơ nhiễm bệnh giảm bạch cầu và tỷ lệ tử vong cao. 
  • Mèo trưởng thành: Mèo lớn hơn 1 năm tuổi cũng có nguy cơ nhiễm bệnh nhưng thường ở thể nhẹ hơn. Nếu phát hiện bệnh kịp thời có thể điều trị khỏi bệnh. 
  • Mèo mẹ mang thai hay đẻ non:  Sau sinh sức đề kháng của mèo mẹ còn yếu nếu không được chăm sóc cẩn thận rất dễ mắc bệnh.
  • Mèo chưa tiêm phòng có tỷ lệ mắc bệnh giảm bạch cầu cao. Vì vậy, để tránh lây nhiễm chéo bạn nên hạn chế cho thú cưng chưa tiêm chủng tiếp xúc với các chú mèo lạ và mèo chưa tiêm chủng.

Virus sẽ sống trong nhân tế bào của vật chủ và phát triển rất nhanh. Virus vào qua đường hô hấp và chỉ trong 24 giờ sẽ xuất hiện trong máu. Virus xâm nhập vào hạch amidan rồi tiến thẳng vào hạch ruột và theo máu di chuyển khắp cơ thể. Đặc biệt những vùng mô có sự phân chia tế bào nhanh và tấn công trực diện vào hệ miễn dịch làm giảm bạch cầu và phá hủy niêm mạc ruột.

2.Lây nhiễm do tiếp xúc với mèo nhiễm bệnh

Tránh tiếp xúc với mèo nhiễm bệnh
Tránh tiếp xúc với mèo nhiễm bệnh
    • Tiếp xúc với mèo nhiễm bệnh: Các chú mèo sau khi nhiễm bệnh vẫn cần cách ly vì quá trình đào thải virus ra hết khỏi cơ thể đôi khi kéo dài vài tháng. Bạn không nên chủ quan cho thú cưng tiếp xúc với mèo mới khỏi bệnh vì rất dễ gây lây nhiễm. Với các chú mèo mới mua về, bạn nên cho cách ly khoảng 10  –  15 ngày trước khi cho tiếp xúc với mèo nhà phòng trường hợp mèo có thể bị nhiễm bệnh trước đó.
    • Tiếp xúc với mèo lạ: Mèo lạ có thể chưa tiêm phòng hoặc sống ở vùng có dịch là nguy cơ gây bệnh giảm bạch cầu. 
  • Mèo con bị nhiễm bệnh từ mèo mẹ

3.Lây nhiễm do tiếp xúc với vùng bệnh

  1. Mèo sống tại các khu giết mổ, chất thải dễ mắc bệnh giảm bạch cầu

Mèo sống tại các khu giết mổ, chất thải dễ mắc bệnh giảm bạch cầu

  • Mèo tiếp xúc với vùng bệnh: Những khu vực có nhiều mèo hoang và mèo không rõ nguồn gốc thường là vùng bùng dịch nhiều nhất với nguy cơ lây nhiễm cao. Bạn có thể nhận thấy những chú mèo bị bệnh giảm bạch cầu với vẻ ngoài mệt mỏi, mắt trũng lờ đờ và mũi miệng thâm đen. Hơi thở và mùi phân của mèo bị bệnh rất hôi thối,  khó chịu. Ngoài ra, các khu giết mổ, phủ tạng mèo hay chất thải cũng là một trong những ổ dịch nên hạn chế tới gần. 
  • Với các đồ vật mèo nhiễm bệnh đã tiếp xúc: Mèo nhiễm bệnh nên bỏ hết các vật dụng cá nhân hoặc sát khuẩn, tẩy trùng thật sạch sẽ tránh mèo khỏe bị lây nhiễm do tiếp xúc với các vật dụng mèo bệnh để lại. 
  • Do tiếp xúc với nơi mèo nhiễm bệnh đã tiếp xúc: Nơi ở của mèo bị nhiễm bệnh cần được vệ sinh, sát khuẩn kỹ và cách ly trong vài tháng để đảm bảo an toàn.

Tại sao mèo bị giảm bạch cầu? Bài viết chắc hẳn đã giúp bạn có được câu trả lời chính xác. Để đảm bảo sức khỏe cho thú cưng, hãy đến ngay Life Pet để các bác sĩ thú y thăm khám khi bé có nguy cơ mắc bệnh. 

5/5 - (15 bình chọn)