Mèo bị sốt và tiêu chảy có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của thú cưng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Hãy cùng Life Pet tìm hiểu lý do khiến mèo đi ngoài kèm triệu chứng sốt cũng như biện pháp xử lý và cách chữa trị hiệu quả sau đây.
1. Mèo bị sốt và tiêu chảy là dấu hiệu bệnh gì?
Mèo bị sốt, bỏ ăn và tiêu chảy
Nếu mèo không được tiêm phòng hoặc hết hạn miễn dịch, có thể sẽ nhiễm các bệnh do virus gây ra.
- Bệnh Feline Panleukopenia hay còn được gọi là bệnh giảm bạch cầu ở mèo. Với triệu chứng tiêu chảy xuất huyết. Khi nhiễm bệnh, tỷ lệ tử vong lên đến 90%.
- Bệnh viêm màng bụng truyền nhiễm FIP (Feline Infectious Peritonitis). Do Coronavirus chủng mới gây ra. Chúng làm rối loạn hệ tuần hoàn ở mèo gây suy gan, thận và có nguy cơ tử vong.
- Bệnh phức hợp virus Leukemia FeLV khiến mèo trở nên gầy yếu, sốt cao, nôn và bị tiêu chảy.
- Bệnh suy giảm miễn dịch FIV do virus Retrovirus gây nên. Với các triệu chứng như mèo sốt đi ngoài, sưng hạch bạch huyết, viêm loét da, nhiễm trùng đường ruột,…
Mèo bị sốt, tiêu chảy nhưng vẫn ăn uống bình thường
- Nhiễm vi khuẩn và giun sán:
Mèo dưới 2 tháng tuổi có khả năng cao bị nhiễm khuẩn Salmonella, Campylobacter, E.Coli,… Triệu chứng thường là gây nôn, bụng to và tiêu chảy. Tỷ lệ tử vong cao đến 60%.
Để giảm nguy cơ nhiễm bệnh, người nuôi mèo cần giữ vệ sinh chỗ ở sạch sẽ, tẩy giun định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ thú y.
- Do rối loạn tiêu hóa:
Khi mèo có dấu hiệu tiêu chảy, bạn cần kiểm tra xem thức ăn có bị nấm mốc, ôi thiu hoặc hết hạn sử dụng hay không? Ngoài ra, nếu khẩu phần ăn chứa quá nhiều protein như gan, tim, thịt đỏ,… sẽ khiến mèo có thể không tiêu hóa được và gây nên tiêu chảy. Cần đảm bảo mua đúng loại thức ăn theo độ tuổi phát triển của mèo và không cho mèo con ăn thức ăn dành cho mèo trưởng thành.
Mèo sốt tiêu chảy khi ăn xác động vật chết thối rữa như chuột, chim, thạch sùng,… Hoặc các hóa chất độc hại như xăng dầu, than, chất tẩy gia dụng, xà phòng,… Khi phát hiện thú cưng bị đi ngoài do ăn phải những thứ độc hại trên, bạn cần đưa ngay đến trung tâm thú y để chữa trị kịp thời.
2. Hướng dẫn cách xử lý khi mèo bị sốt và tiêu chảy
Khi mèo có những dấu hiệu bất thường như nôn, sốt, tiêu chảy, mệt mỏi,… bạn cần thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của mèo, tần suất đi ngoài và tình trạng phân để có cách xử lý kịp thời.
- Phân lỏng, có giun: Đây là dấu hiệu mèo đang bị giun. Bạn có thể sử dụng thuốc tẩy giun Bio Rantel hoặc Meratel có ở hiệu thuốc. Ngoài ra, hãy tẩy giun định kỳ để mèo được khỏe mạnh.
- Phân lỏng, lẫn máu và có mùi tanh: Khả năng cao mèo bị rối loạn tiêu hóa. Sử dụng men tiêu hóa giúp cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột, giảm tình trạng tiêu chảy cho mèo.
- Mèo bị co thắt bụng và nôn ra dịch nhầy là triệu chứng bị nhiễm virus. Bạn cần đưa thú cưng đến cơ sở y tế để được chữa trị. Không nên tự chữa tại nhà.
Thú cưng cần thời gian phục hồi đường ruột khi bị tiêu chảy. Do đó nếu mèo không bị nôn mửa, bạn có thể cho mèo nhịn ăn từ 12 – 24 giờ. Sau đó chỉ nên ăn nhẹ bằng cơm cùng thịt gà hoặc theo chế độ của bác sĩ khuyến nghị. Mỗi ngày nên cho mèo ăn từ 5 – 6 lần, mỗi bữa 1 – 2 muỗng canh.
Khi tình trạng sốt và tiêu chảy trở nên nghiêm trọng với tần suất nhiều hơn, bạn cần đưa mèo đến ngay cơ sở y tế cho thú y để các bác sĩ thăm khám, xét nghiệm và đưa ra phương pháp tốt nhất để chữa trị cho thú cưng.
3. Cách chăm sóc mèo bị sốt và tiêu chảy
- Khi đưa mèo đến trung tâm y tế, bạn cần cung cấp thông tin về tiền sử bệnh tật của thú cưng cho bác sĩ. Đồng thời tuân thủ phác đồ điều trị đã được đề ra.
- Người nuôi mèo cần vệ sinh sạch sẽ nơi ở, làm sạch nền nhà, cọ rửa chuồng, giặt khăn, và khử trùng nơi thú cưng đi ngoài để phòng tránh vi khuẩn gây bệnh.
- Các dụng cụ ăn uống của mèo cũng cần được làm sạch trước khi sử dụng. Ngoài ra, nếu nuôi từ 2 chú mèo trở lên, bạn không được để mèo dùng chung vật dụng với nhau để phòng tránh lây nhiễm.
- Để giúp thú cưng hạ sốt, ổn định nhiệt độ cơ thể, bạn nên giữ ấm và hạn chế để mèo bị lạnh. Bạn có thể sử dụng ổ hoặc đệm để giữ ấm cơ thể mèo.
Mèo bị sốt và tiêu chảy có thể là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm. Nếu điều trị tại nhà 2 – 3 ngày nhưng vẫn không suy giảm thì bạn cần đưa ngay thú cưng đến trung tâm thú y uy tín để kịp thời chữa trị.