Một trong những triệu chứng khiến nhiều người nuôi mèo lo lắng nhất chính là việc thú cưng có những dấu hiệu bất thường khi đi ngoài, phổ biến như phân mềm, lỏng hoặc tiêu chảy. Vậy lý do tại sao mèo bị đi ngoài, cùng Life Pet tìm hiểu ngay trong bài viết sau để biết cách phòng tránh bạn nhé.

Phòng ngừa mèo bị đi ngoài thông qua các nguyên nhân
Phòng ngừa mèo bị đi ngoài thông qua các nguyên nhân

1. Mèo bị đi ngoài do hệ tiêu hoá có vấn đề

Với một số giống mèo háu ăn hoặc hay tò mò, nhặt nhạnh các món đồ xung quanh rất dễ gặp các triệu chứng đi ngoài. Chủ yếu do hệ tiêu hoá của mèo không tiêu hoá được, các nguyên nhân có thể kể đến như:

  • Ngộ độc cấp tính: nếu mèo chẳng may ăn phải động thực vật có độc hoặc có chất hóa học cũng sẽ có nguy cơ cao bị đi ngoài.
  • Hệ đường ruột yếu: đặc biệt mèo con với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện và còn yếu. Lúc này, nếu vật nuôi phải ăn nhiều thức ăn có dầu mỡ hoặc quá tanh sẽ khiến chúng dễ dàng bị tiêu chảy.
  • Không dung nạp được lactose: Một số mèo con bị thiếu hụt enzyme lactase từ khi mới sinh. Thiếu hụt enzyme này không thể phá vỡ lactose thành các loại đường mà cơ thể mèo có thể tiêu hóa và hấp thụ. Đường không được hấp thụ sẽ hút nước từ ruột nên khiến mèo con sẽ đi ngoài.
  • Ăn phải dị vật như hạt nhựa, vật dụng sinh học cơ thể mèo không đào thải được, khiến đường ruột bị tổn thương.
Việc ăn lung tung khiến mèo dễ gặp các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa
Việc ăn lung tung khiến mèo dễ gặp các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa

Cách xử lý:

  • Nếu mèo khỏe nhưng vẫn bị đi ngoài thì bạn không nên cho mèo ăn trong vòng 24 tiếng. Khi dạ dày mèo rỗng 12 – 24 giờ, ruột sẽ được nghỉ, có thời gian lành viêm sưng và ruột sẽ không có gì để đẩy ra.
  • Cần đảm bảo có sẵn nước sạch. Sau khi cho mèo nhịn ăn một ngày, bạn có thể áp dụng chế độ ăn nhạt cho mèo, ví dụ như thịt gà nấu chín và cơm trắng. Cho mèo ăn như vậy trong 2 – 3 ngày đến khi phân cứng lại. 
  • Nếu thấy mèo có vẻ yếu, ngủ lịm hay suy kiệt cần mang ra thú y để chữa trị kịp thời.

2. Do thức ăn, chế độ ăn không đảm bảo

Thức ăn không đảm bảo, chế độ ăn uống không bình thường là một trong những nguyên nhân khiến mèo dễ bị đi ngoài. Đặc biệt là đối với mèo con do hệ tiêu hoá của chúng lúc này còn khá yếu và chưa hoàn thiện. Chẳng hạn ăn quá nhiều thịt hoặc nhiều món ăn lạ đều có thể khiến cho mèo bị tiêu chảy do ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hoặc các nguyên nhân khác như:

  • Nguồn thực phẩm: nguồn thức ăn cung cấp cho mèo có thể đã bị ôi thiu hoặc bị nấm mốc. Hoặc cũng có thể thức ăn bạn mua cho mèo bị nhiễm độc, thuốc trừ sâu….
  • Do chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp: Ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phát triển, mèo sẽ có chế độ dinh dưỡng khác nhau. Nếu mèo trưởng thành ăn đồ ăn của mèo con (thức ăn khô của mèo con thường có nhiều đạm) cũng dễ bị đi ngoài. Hoặc ngược lại, cho mèo con ăn thức ăn của mèo trưởng thành khiến ruột non của chúng không tiêu hóa được.
  • Khẩu phần ăn không phù hợp: Khẩu phần ăn chứa quá nhiều chất béo hoặc chất đạm protein như gan, tim, thịt đỏ nên mèo không tiêu hóa hết được.
  • Vấn đề vệ sinh: Khay thức ăn của mèo không thường xuyên được dọn dẹp, khiến thức ăn dễ bị ôi thiu, nhiều vi khuẩn có hại cho cơ thể mèo.
  • Dị ứng với thức ăn: Trong trường hợp nghi ngờ mèo dị ứng với đồ ăn, bạn cần thay đổi loại thực phẩm mới. Sự nhạy cảm với thức ăn (dị ứng) xảy ra ở mèo và có thể dẫn đến đi ngoài.
  • Mèo ăn quá nhiều: Khi mèo tiếp nhận một lượng thức ăn quá lớn và lạ sẽ khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động nhiều hơn. Đối với mèo con lại càng phải cẩn thận vì cấu tạo của chúng vẫn chưa được hoàn thiện. 
Chế độ ăn không hợp lý dễ dẫn đến tình trạng đi ngoài của mèo
Chế độ ăn không hợp lý dễ dẫn đến tình trạng đi ngoài của mèo

Cách xử lý:

  • Thay đổi chế độ ăn phù hợp như theo độ tuổi, không quá nhiều đạm, chất béo. Bổ sung thêm chất xơ. 
  • Cung cấp nhiều nước. Tình trạng mất nước có thể trở nên nghiêm trọng đi kèm với tiêu chảy và mèo của bạn có thể bị thiếu hụt nước. 
  • Chia bữa ăn cho mèo thành nhiều phần nhỏ với thức ăn hạt khô hoặc thịt nếu được.
  • Dọn dẹp vệ sinh khay ăn uống của mèo thường xuyên.
  • Uống Chlorocid chống rối loạn tiêu hoá: 1/2 viên Chlorocid 250mg với mèo < 1kg, cả viên mèo trên 1kg.
  • Nếu mèo mệt mỏi, hôn mê, tiêu chảy không giảm thì cần liên hệ ngay với bác sĩ thú y.

3. Căng thẳng do môi trường, thời tiết

Căng thẳng khiến chức năng sinh lý của đường ruột có tính kiềm nhiều hơn (đường ruột có tính axit tốt cho lợi khuẩn), khiến ruột của mèo khó xử lý thức ăn, dễ dẫn đến tình trạng đi ngoài. Một số yếu tố khiến mèo bị căng thẳng như:

  • Thay đổi nơi ở
  • Thay đổi thời tiết
  • Thay đổi thức ăn
Căng thẳng khiến ruột của mèo khó xử lý thức ăn
Căng thẳng khiến ruột của mèo khó xử lý thức ăn

Cách xử lý:

  • Tình trạng đi ngoài do mèo căng thẳng do môi trường thường không quá nguy hiểm. Khi mèo thích ứng sẽ tự động hết sau 1 – 2 tuần.
  • Từ từ áp dụng chế độ ăn mới cho mèo. Dành ít nhất 4 – 5 ngày để thêm dần thức ăn mới vào chế độ ăn của mèo và cắt giảm thức ăn cũ. Cách này giúp hệ vi sinh vật đường ruột hỗ trợ tiêu hóa có thời gian thích nghi.

4. Do nhiễm ký sinh trùng đường ruột

Đặc biệt mèo con dưới 2 tháng tuổi khả năng nhiễm rất cao gây nôn, tiêu chảy, to bụng, tỷ lệ tử vong tới 40%- 60% nếu không tẩy giun kịp thời. Nguyên nhân là do:

  • Ăn phải thức ăn nhiễm trứng giun, ký sinh trùng.
  • Tiếp xúc với mèo bệnh thông qua đường ăn uống, vệ sinh.
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột đặc biệt hay gặp ở mèo còn dưới 2 tháng tuổi
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột đặc biệt hay gặp ở mèo còn dưới 2 tháng tuổi
This enlargement shows hookworms, Ancylostoma caninum attached to the intestinal mucosa.
Barely visible larvae penetrate the skin (often through bare feet), are carried to the lungs, go through the respiratory tract to the mouth, are swallowed, and eventually reach the small intestine. This journey takes about a week.

Cách xử lý:

  • Nếu phát hiện mèo đi ngoài, bụng căng cứng, đôi khi phân ra ngoài cùng trứng và giun thì cần ngay lập tức xổ giun cho mèo
  • Để đảm bảo nên đến thú y để xổ theo liều lượng của bác sĩ

5. Do nhiễm vi khuẩn, virus

Nhiễm vi khuẩn, virus là một trong những nguyên nhân khiến mèo tử vong cao nhất hiện nay nếu không được chữa trị kịp thời. Đặc biệt khi đa phần các căn bệnh do virus hiện nay đều không có thuốc đặc trị hoàn toàn mà chỉ có thể điều trị theo triệu chứng. Nguyên nhân khiến mèo nhiễm các căn bệnh này chủ yếu do:

  • Nhiễm virus do tiếp xúc với mèo bệnh: một số virus có tính lây nhiễm rất nhanh. Một trong số đó có thể kể đến khi bệnh giảm bạch cầu, viêm đường ruột, bạch cầu,…
  • Cơ thể mèo có độc tố hoặc các virus bạch cầu: thường thì do mèo mẹ mang thai bị sảy thai hoặc đẻ non, trong đó hệ bạch huyết và tủy rối loạn, tạo ra những bạch cầu ác tính. Mèo con có thể bị nhiễm virus ngay từ 2 – 3 tuần tuổi chết hàng loạt trong vài ngày. 
  • Mèo đi đến những nơi giết mổ, nơi có nhiều chất thải và phủ tạng mèo. Đây là địa điểm dễ tạo thành ổ dịch với nhiều mầm mống bệnh nguy hiểm.
Nhiễm vi khuẩn, virus gây nôn, tiêu chảy rất nặng ở mèo
Nhiễm vi khuẩn, virus gây nôn, tiêu chảy rất nặng ở mèo

Cách xử lý:

  • Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là một căn bệnh không thể chữa tại nhà, thời gian phát triển rất nhanh.  Sau khi phát bệnh 2 – 3 ngày thì hầu như tất cả các mô trong cơ thể đều chứa một số lượng lớn virus. Sau thời gian này nếu không chữa trị kịp thời thì nguy cơ mèo tử vong là rất cao.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về những lý do tại sao mèo bị đi ngoài. Hãy đến ngay Life Pet để các bác sĩ thú y thăm khám và có biện pháp kịp thời cho thú cưng của bạn nhé.

Nếu bạn cần tư vấn hãy liên hệ tới Life Pet qua thông tin sau:

Địa chỉ: 151 Nguyễn Đình Thi, phường Thuỵ Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội

Hotline: 0916228115

Email: [email protected]

Website: lifepet.vn

5/5 - (6 bình chọn)