Bộ lông xoăn tít, thân hình nhỏ nhắn, thông minh và lanh lợi là một trong những lý do khiến ngày càng nhiều người chọn giống chó poodle làm thú cưng. Tuy nhiên đối với bất kỳ người nuôi nào cũng luôn cần phải quan tâm đến vấn đề về sức khỏe của thú cưng, trong số đó phải kể đến việc chó poodle bị đi ngoài. Cùng Life Pet tìm hiểu thêm về tình trạng này cũng như các xử lý khi Poodle bị đi ngoài nhé.
1. Nguyên nhân phổ biến khiến chó poodle bị đi ngoài
Môi trường
Chó poodle có thể trạng tương đối yếu hơn so với các giống chó khác, lại nhạy cảm với những tác động lên cơ thể. Chính vì vậy những thay đổi do thời tiết, môi trường sống dễ dàng khiến các chú chó poodle bị căng thẳng, dẫn đến việc đi ngoài ở chó.
Căng thẳng sẽ khiến chức năng sinh lý của đường ruột có tính kiềm nhiều hơn (đường ruột có tính axit tốt cho lợi khuẩn), khiến ruột của chó khó xử lý thức ăn.
Cách chữa trị
- Giảm bớt căng thẳng cho chó
- Hạn chế dắt chó đi dạo bên ngoài vào những ngày nắng nóng, vì cơ thể poodle không chịu được nhiệt độ cao.
- Thay ấm và làm mát cho bé mỗi khi thay đổi thời tiết
- Chải lông, chơi đùa và an ủi cho chó poodle,
Với chó con thì khi dần thích nghi căn bệnh sẽ tự động hết, với các bạn poodle trưởng thành bạn nên dành nhiều thời gian để quan tâm, chơi với bé nhiều hơn để giải tỏa căng thẳng cho bé.
Chế độ ăn uống
Đối với những dòng chó nhỏ và nhạy cảm với môi trường, thì bất kỳ những vấn đề liên quan đến ăn uống đều có thể làm chó bị đi ngoài. Đặc biệt do những chế độ ăn uống không phù hợp như sau:
- Chế độ ăn quá nhiều dầu mỡ như đồ rán hay chiên xào
- Chế độ ăn không dinh dưỡng, không đảm bảo vệ sinh (thức ăn ôi thiu, hỏng,…)
- Đồ ăn không thích hợp, không hợp khẩu vị của chó poodle
- Ngoài ra có thể do thay đổi thức ăn mới quá đột ngột hoặc ăn phải những món ăn gây dị ứng, khó tiêu hoá
Cách chữa trị
- Cho chó ăn chế độ ăn nhạt: Chế độ ăn nhạt nên bao gồm cơm mềm và thịt lợn hoặc thịt cừu nạc xay. Cho chó ăn hai món này ít nhất 5 ngày rồi kiểm tra xem phân chó có cứng lại không.
- Chia nhỏ bữa ăn: nên chia nhỏ bữa ăn của chó ra 3 – 5 lần/ ngày để chó dễ dàng tiêu hóa lượng thức ăn và không để chó ăn nó khiến dạ dày phải hoạt động mạnh.
- Chuyển từ thực phẩm ướt sang thực phẩm khô: Hầu hết thức ăn bán sẵn cho chó dùng để cải thiện tình trạng phân đều chứa cơm vì cơm ít protein, ít muối và là tinh bột rất dễ tiêu hóa.
- Từ từ áp dụng chế độ ăn mới cho chó: Dành ít nhất 4-5 ngày để thêm dần thức ăn mới vào chế độ ăn của chó và cắt giảm thức ăn cũ. Cách này giúp hệ vi sinh vật đường ruột hỗ trợ tiêu hóa có thời gian thích nghi.
- Cần cho chó ăn đúng giờ giấc quy định và cân đối lượng thức ăn trong một bữa.
Nhiễm virus, vi khuẩn (Care, Parvo,…)
Các bệnh liên quan đến virus hoặc vi khuẩn đều có tình lây nhiễm rất nhanh và nguy hiểm. Nếu chó của bạn tiếp xúc phải những con chó mang mầm bệnh hoặc nơi là ổ dịch thì khó tránh khỏi việc nhiễm bệnh.
Một số triệu chứng phổ biến khi đi ngoài ra máu, nôn, bỏ ăn, chó kiệt sức hoặc sốt. Ngoài ra nhiễm ký sinh trùng như giun cũng có thể khiến chó bị đi ngoài nặng.
Cách chữa trị
- Nhiễm virus, vi khuẩn đều là những căn bệnh không nên tự chữa trị tại nhà vì hiện chưa có thuốc đặc trị.
- Nếu đã xác định được nguyên nhân và triệu chứng của bệnh, tốt nhất bạn nên mang bé ra thú ý để được chữa trị kịp thời.
2. Việc cần làm khi phát hiện hiện chó poodle bị đi ngoài
Nhanh chóng xác định nguyên nhân gây bệnh là cách chữa trị tốt nhất khi phát hiện tình trạng đi ngoài ở chó. Bước đầu có thể thực hiện những bước điều trị cơ bản như sau:
Không để chó ăn trong vòng 24 tiếng để đường ruột của thú cưng được nghỉ ngơi, sau đó quan sát tình trạng phân để phán đoán tình trạng bệnh.
Nếu phân mềm vẫn còn khuôn
- Áp dụng chế độ ăn nhạt cho chó
- Ví dụ như thịt gà nấu chín và cơm trắng (1/3 phần ăn là thịt gà, 2/3 là cơm).
- Cho chó ăn như vậy trong 2-3 ngày đến khi phân cứng lại.
Nếu có tình trạng bị tiêu chảy, phân lỏng
- Bổ sung thật nhiều nước, vì tiêu chảy khiến cho bị thiếu nước nếu không sẽ khiến chó bị mất nước nhiều dẫn đến kiệt sức.
- Có thể bổ sung orezol bù nước mỗi 2 tiếng/lần cho thú cưng.
- Vệ sinh sạch sẽ nơi nghỉ ngơi
- Môi trường ẩm ướt, mất vệ sinh là điều kiện lý tưởng cho nhiều căn bệnh tiềm ẩn khác.
Nếu tiêu chảy không giảm, kèm nôn và đi ngoài ra máu
Trường hợp chó bị đi ngoài ra máu là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm. Đặc biệt chó poodle có cơ thể tương đối yếu hơn các loài chó lớn cũng như rất nhạy cảm. Chính vì vậy khi phát hiện tình trạng trên thì bạn cần mang ra thú y ngay lập tức để theo dõi và điều trị sớm bệnh.
3. Chó poodle bị đi ngoài nên ăn gì
Áp dụng chế độ ăn phục hồi
- Sau khi điều trị, nên cho bé ăn nhạt để dạ dày không phải hoạt động quá nhiều, ví dụ như thịt gà nấu chín và cơm trắng (1/3 phần ăn là thịt gà, 2/3 là cơm)
- Chia nhỏ bữa ăn từ 3 – 5 lần/ ngày để chó dễ dàng tiêu hóa lượng thức ăn
- Khẩu phần ăn của chó poodle cần phải được cung cấp đầy đủ lượng dưỡng chất, vitamin, chất xơ và tinh bột.
- Hạn chế chất béo, tăng cường protein ví dụ như thịt bò, thịt gà. Thức ăn chứa nhiều protein cũng có thể làm mềm phân.
Chuyển từ thực phẩm ướt sang thực phẩm khô.
- Thực phẩm ướt (đóng hộp hoặc đóng túi) chứa khoảng 75% là nước, trong khi đó thực phẩm khô chỉ chứa khoảng 10% nước.
- Lượng độ ẩm cao hơn khiến chó đi tiêu ra phân ướt hơn và nhiều hơn. Yếu tố này ảnh hưởng lớn đến khối lượng (giảm khối lượng) và lượng nước trong phân (phân cứng hơn và chắc hơn)
Tăng cường chất xơ
- Việc tăng cường chất xơ trong chế độ ăn có thể giúp ích cho một số chó đi tiêu ra phân mềm.
- Chất xơ giống như bọt biển, giúp hút chất lỏng và bình thường hóa tình trạng phân, làm khô phân do tiêu chảy và giúp phân mềm chắc lại.
Đảm bảo luôn có nước sạch
- Chó đi tiêu ra phân mềm sẽ mất nước nhiều hơn vì lượng chất lỏng trong phân tăng lên, do đó bạn cần đảm bảo chó có thể thoải mái uống nước sạch để bù lại lượng nước mất đi.
- Rửa và làm vệ sinh bát uống nước của chó ít nhất hai ngày một lần và đảm bảo luôn có nước sạch, mát cho chó.
Nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài cần đưa chó ra bệnh viện thú y ngay lập tức.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về chó poodle đi ngoài. Hãy đến ngay Life Pet để các bác sĩ thú ý thăm khám và có biện pháp kịp thời cho thú cưng của bạn nhé.