Một trong những triệu chứng khiến nhiều người nuôi phải lo lắng nhất khi nuôi mèo đó chính là tình trạng mèo bị đau bụng đi ngoài. Tuy rằng đây không phải là tình trạng quá hiếm thấy, nhưng tùy vào mức độ mà căn bệnh mắc phải có thể đi từ nhẹ đến nặng. Bài viết dưới đây sẽ giải mã hết những thắc mắc về căn bệnh đi ngoài ở mèo để bạn có những cách xử lý kịp thời.
1. Mèo bị đau bụng đi ngoài có sao không?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc mèo bị đi ngoài như vấn đề ăn uống, môi trường sống, hay các bệnh lý nguy hiểm như ký sinh trùng, virus, vi khuẩn,…. Tùy theo nguyên nhân, triệu chứng, biểu hiện của mèo mà phân loại các cấp độ bệnh khác nhau.
Đối với vấn đề liên quan đến ăn uống
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng đau bụng đi ngoài ở mèo, cụ thể như:
- Ăn phải thức ăn ôi thiu, không đảm bảo về chất lượng
- Thực đơn ăn bị thay đổi đột ngột
- Ăn phải những thức ăn độc hại, không thể tiêu hóa
Các điều trị tình trạng đi ngoài này tương đối đơn giản và có thể chữa trị tại nhà. Hãy cho mèo ăn thành bữa nhỏ với thức ăn hạt khô hoặc thịt. Kết hợp uống 1/2 viên Chlorocid 250mg với mèo nhỏ hơn 1kg, cả viên cho mèo trên 1kg. Ngoài ra cần kiêng cho mèo ăn tanh, mỡ hoặc uống sữa và luôn vệ sinh bát ăn cho mèo.
Trong trường hợp do thay đổi thức ăn đột ngột thì cần chuyển về lại thức ăn cũ ngay. Mỗi bữa ăn chỉ trộn lẫn thêm một lượng thức ăn mới rồi tăng dần lên trong khoảng 1-2 tuần để mèo có thể quen với thức ăn mới.
Tuy nhiên nếu mèo ăn phải hóa chất độc như xăng dầu, than, chất tẩy rửa gia dụng, xà phòng… không tiêu hóa được sẽ dẫn đến tình trạng đau bụng tiêu chảy có kèm theo nôn liên tục để thải trừ chất độc, thậm chí đi ngoài có máu. Lúc này bạn cần mang tới bác sỹ thú y ngay.
Đối với các vấn đề liên quan đến bệnh lý
Một số bệnh lý mèo có thể mắc phải dẫn đến tình trạng đau bụng đi ngoài ở mèo:
- Bệnh Feline Panleukopenia gây viêm ruột truyền nhiễm hay còn gọi là bệnh giảm bạch cầu ở mèo khiến mèo tiêu chảy xuất huyết, đặc biệt mèo non chết nhanh và tỷ lệ tử vong cao tới 90%.
- Bệnh Viêm màng bụng truyền nhiễm FIP ( Feline Infectious Peritonitis ) do một chủng Coronavirus gây viêm hệ lâm ba, rối loạn tuần hoàn không cấp đủ dịch nuôi mô bào, mất nước, thiếu máu và tiêu chảy. Suy gan thận, tử vong cao.
- Bệnh Phức hợp virus Leukemia ở mèo Feline Leukemia Virus Disease Complex ( FeLV ) gây sốt, bỏ ăn gầy yếu, nôn và tiêu chảy.
- Bệnh Suy giảm miễn dịch (FIV) – Feline Immuodeficiency Infection: Viêm hạc lâm ba, viêm loét da do thiếu máu cục bộ, tiêu chảy do liếm các dịch viêm.
2. Màu sắc của phân nói lên điều gì
Không chỉ dựa vào triệu chứng, biểu hiện đi ngoài ở mèo, màu sắc của phân cũng nói lên những căn bệnh mà thú cưng có thể mắc phải.
Một số màu sắc bạn cần chú ý như:
- Phân nâu nhạt với phân mềm: Rất có thể do ảnh hưởng của chế độ ăn uống hoặc thay đổi thức ăn đột ngột. Đây là triệu chứng phổ biến của việc bị rối loạn tiêu hoá.
- Phân nâu nhạt với tình trạng phân lỏng: Tình trạng mèo bị đau bụng tiêu chảy hơn một ngày, phân chuyển dần từ mềm chuyển sang lỏng. Rất có thể mèo đã nhiễm vi khuẩn đường ruột hoặc các bệnh virus.
- Phân màu rất nâu hoặc đen, thậm chí có máu: Đây là triệu chứng phổ biến của viên mèo bị loét đường tiêu hóa hoặc tổn thương đường ruột. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ sự xâm nhập của ký sinh trùng như giun sán hoặc từ hệ thống tiêu hóa hoặc ở vùng hậu môn thường có chấn thương.
- Phân mèo trắng: Việc mèo đi ngoài với phân trắng là khá hiếm, tuy nhiên không phải là không thể có, nguyên nhân là do mèo ăn quá nhiều xương, sụn trong thức ăn. Tình trạng này kéo dài sẽ không tốt cho mèo vì khiến hệ tiêu hóa của mèo phải làm việc nhiều, và đôi khi không thể tiêu hóa.
- Phân mèo xanh và vàng: Đôi khi màu sắc phân sẽ phản ánh đúng màu sắc của thức ăn mà mèo vừa ăn, điều này xảy ra khi quá trình vận chuyển thức ăn qua ruột của mèo xảy ra nhanh hơn bình thường. Nếu trường hợp xảy ra liên tục rất có thể hệ thống tiêu hóa của mèo đang có vấn đề.
Một số trường hợp khác
- Phân có máu và chất nhầy: Mèo có tình trạng tiêu chảy với phân lỏng, đều này nói lên việc có thể thức ăn của mèo không đảm bảo vệ sinh hoặc mèo ăn phải thức ăn không tiêu hóa được. Đặc biệt tình trạng đi ngoài có máu là rất đáng lo vì mèo có thể đã nhiễm ký sinh trùng nặng hoặc nhiễm các bệnh truyền nhiễm, viêm khuẩn nguy hiểm.
- Phân có giun: Mèo đi ngoài kèm cả giun ra ngoài theo phân, đây là tình trạng bị bội giun khi cơ thể mèo đã chứa quá nhiều. Việc này có thể gây tắc nghẽn đường ruột của mèo, gây tổn thương nghiêm trọng và không thể coi thường.
3. Cần làm gì khi mèo bị đau bụng đi ngoài
Để có cách điều trị hiệu quả nhất thì bạn cần phải xác định được chính xác nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở mèo.
Thông thường có những cách điều trị sau đây:
- Dừng tất cả các loại thức ăn trong vòng 12-24 tiếng đồng hồ. Không được để mèo bị mất nước.
- Sau 12-24 tiếng, cho mèo ăn hỗn hợp cơm với thịt ức gà luộc, bỏ xương và da đến khi phân hình thành. Những ngày sau giảm lượng cơm và thịt gà, tăng dần dần lượng thức ăn hàng ngày cho mèo con.
- Nếu do khẩu phần ăn thì cần có biện pháp điều chỉnh khẩu phần ăn cho mèo phù hợp. Chia bữa ăn cho mèo thành nhiều phần nhỏ.
- Vệ sinh nơi ăn nơi ở của mèo liên tục, tránh việc lây nhiễm các căn bệnh khác
Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài và có nhiều dấu hiệu bất thường thì cần mang bé mèo ra thú ý để nhận được tư vấn và chữa trị kịp thời.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về vấn đề mèo bị đau bụng đi ngoài. Hãy đến ngay Life Pet để các bác sĩ thú ý thăm khám và có biện pháp kịp thời cho thú cưng của bạn nhé.
Nếu bạn cần tư vấn hãy liên hệ tới Life Pet qua thông tin sau:
Địa chỉ: 151 Nguyễn Đình Thi, phường Thuỵ Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Hotline: 0916228115
Email: [email protected]
Website: lifepet.vn