Chó bị tiêu chảy ra máu là một dấu hiệu của nhiều loại bệnh nguy hiểm khác nhau như bệnh,… Đây là những bệnh có mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng và còn có thể để lại di chứng sau khi mầm bệnh ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, khả năng lây lan sang cơ thể người là hoàn toàn có thể xảy ra. Bài viết này chia sẻ về những bệnh có thể xảy ra đối với trường hợp chó bị tiêu chảy ra máu.
1. Chó đi ngoài ra máu là dấu hiệu bệnh gì?
Ngộ độc, dị ứng do ăn uống
- Trong trường hợp cho ăn phải thức ăn ôi thiu, mất vệ sinh lâu ngày làm đường ruột bị nhiễm khuẩn độc dẫn đến viêm dạ dày. Biểu hiện rõ rệt như nôn mửa, bỏ ăn, mệt mỏi, phân lỏng nhiều máu và rất hôi tanh.
- Ăn phải thức ăn dị ứng, có hoá chất gia dụng cũng gây nên tình trạng tiêu chảy, đôi khi nặng sẽ kèm theo máu.
- Ngoài ra chó có thể do cho ăn phải dị vật, không tiêu hoá được, gây tổn thương dạ dày. Lúc này gần như chó không ăn được gì thêm, tiêu chảy lỏng ra máu, đau đớn.
Nhiễm khuẩn viêm đường ruột cấp tính
- Bệnh Care và bệnh Parvo là một trong những bệnh nguy hiểm nhất mà chó có thể mắc phải. Khi mắc bệnh này, khả năng cứu sống ở mức rất thấp nếu không được phát hiện sớm hoặc không được chữa trị kịp thời. Chó mắc bệnh thường có biểu hiện chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi, ho, khó thở, có gỉ mắt… Sau đó, chó tiếp tục sốt cao cho đến chết hoặc cơ thể suy kiệt nghiêm trọng. Ngoài ra chó bị tiêu chảy ra máu liên tục, dẫn đến mất nước mà kiệt sức.
Chó nhiễm giun quá nhiều
- Trường hợp chó bị nhiễm ký sinh trùng nặng, bị bội giun khiến đường ruột bị tổn thương nghiêm trọng. Ngoài ra một số loại giun nguy hiểm như giun móc, sán dây cũng gây nên tình trạng chó bị tiêu chảy ra máu. Biểu hiện tiêu biểu là phân chó nhão, có màu xanh, đặc biệt kèm theo cả trứng giun hoặc có khi cún quá nhiều giun đến mức nôn ra giun và sán.
2. Phải làm gì khi chó bị tiêu chảy ra máu
Trước tiên bạn cần xác định nguyên nhân khiến cho bị tiêu chảy có thể do những nguyên nhân kể trên.
Ngừng cho chó ăn để đường ruột chó được để trống từ 12h – 24h giúp cho đường ruột chó được nghỉ ngơi và phục hồi vết thương.
Cung cấp, bổ sung nước sạch
- Chó bị tiêu chảy thường mất nước rất nhanh do tiêu chảy làm thoát dịch cơ thể và thường bao gồm cả nước và điện giải, các chất khoáng.
- Bổ sung nước điện giải orezol mỗi 2 tiếng/lần
- Nếu chó xuất hiện thêm triệu chứng nôn khi uống nước, cách tốt nhất là bạn nên đưa chú chó đến trung tâm thú y để được chữa trị kịp thời bằng cách truyền nước hoặc tiêm bơm nước cho chó.
Giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ
- Luôn giữ cho chó được khô ráo và cách lý chó với các thú cưng khác bằng cách nhốt vào chuồng riêng.
- Chuồng phải được kê cao hơn mặt đất khoảng 10 cm. Trong chuồng đặt các khay có lỗ thoát nước.
- Đặt thêm những tấm khăn hoặc tã để thấm nước tiểu cho chó. Tránh để chó đi vệ sinh tràn lan trong chuồng.
Tuy nhiên trong mọi trường hợp chó bị tiêu chảy ra máu không hề thuyên giảm trong 2-3 ngày thì cần ngay lập tức đưa chó ra thú y để được chữa trị kịp thời.
3. Cách chăm sóc chó khi tiêu chảy ra máu
Áp dụng thực đơn hồi phục
- Nấu cháo loãng, để ấm và thêm vào một chút muối cho chó ăn.
- Tuyệt đối không được cho chó ăn các loại thực phẩm như cá, thịt, đồ tanh hoặc uống sữa lúc này vì đường ruột của chó lúc này rất kém.
- Nếu điều trị chó không thấy đi ngoài ra máu và chúng đã tự ăn được thì các bạn vẫn tiếp tục kiêng thịt cá và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
- Bổ xung thêm các loại vitamin để hỗ trợ đến khi nào chú chó đã thật sự khỏe mạnh thì mới từ từ cho ăn lại bình thường.
- Chia nhỏ bữa ăn ra 3 – 5 lần/ ngày để chó dễ dàng tiêu hóa lượng thức ăn và không để chó ăn nó khiến dạ dày phải hoạt động mạnh.
Vệ sinh chỗ ở của chó thường xuyên
- Đảm bảo sạch sẽ thoáng đãng.
- Khay nước và thức ăn của chó cũng cần vệ sinh liên tục
- Tránh thức ăn ôi thiu hoặc nước quá bẩn.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về những vấn đề khi chó bị tiêu chảy ra máu. Hãy đến ngay Life Pet để các bác sĩ thú ý thăm khám và có biện pháp kịp thời cho thú cưng của bạn nhé.