Một trong những thông tin người nuôi chó mèo quan tâm nhất chính là cách chữa trị khi thú cưng của mình có dấu hiệu mắc bệnh, đặc biệt là những triệu chứng bất thường như đi ngoài kèm với nôn. Cùng Life Pet tìm hiểu nhanh những điều cần làm khi chó có những dấu hiệu trên và cách chữa trị như thế nào nhé.
1. Chó bị đi ngoài và nôn là triệu chứng của bệnh nào
Chó bị tiêu chảy và nôn luôn khiến nhiều người nuôi thú lo lắng. Nhiều trường hợp tiêu chảy nhẹ có thể được điều trị ngay tại nhà. Một số trường hợp tiêu chảy nặng thì cần được thăm khám tại các cơ sở thú y uy tín. Nắm rõ những nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn có phương án xử lý nhanh chóng cho tình trạng của chó.
Chó bị đi ngoài ra máu sẽ là biểu hiện của một số căn bệnh:
- Đường ruột cấp tính – Do các vi khuẩn trong thức ăn gây nên làm đường ruột bị nhiễm khuẩn do vi trùng và ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể làm cho đường ruột bị nhiễm cầu trùng.
- Nhiễm virus Parvo, Care – Đây là bệnh rất hay gặp ở chó và nguy cơ khiến chú chó tử vong cũng rất cao. Căn bệnh hiện chưa có thuốc đặc trị, triệu chứng phổ biến chó đi ngoài ra máu kèm theo bỏ ăn, sốt cao, nôn mửa và tiêu chảy kéo dài.
- Lồng, xoắn, tắc ruột – Gây đau bụng quặn thắt ở chó, nguyên nhân do chó bị viêm nhiễm do nhiễm trùng, ký sinh trùng và thoát vị gây tắc nghẽn đường ruột. Căn bệnh nguy hiểm thậm chí hoại tử đường ruột ở chó nếu không được chữa trị kịp thời.
- Nuốt phải dị vật, giun quá nhiều – bội giun khiến đường ruột chó bị tổn thương nghiêm trọng. Ngoài ra một số loại giun nguy hiểm như giun móc, sán dây cũng gây nên tình trạng chó bị tiêu chảy ra máu.
2. Cách chữa trị khi chó bị đi ngoài và nôn
Chữa trị tại nhà
Khi phát hiện chó bị đi ngoài phân bất thường, hãy lập tức thực hiện các bước điều trị cơ bản như sau:
- Cho chó nhịn ăn từ 12-24 tiếng để theo dõi.
- Cung cấp nước sạch và mát cho chó, nên theo dõi xem chó có uống không, nếu chó không uống có thể bơm hoặc đút cho chó để bù vào lượng nước đã mất.
- Tùy tình trạng của chó để bù chất điện giải như orezol mỗi 2 tiếng/lần
- Sau quá trình nhịn ăn nên cho chó ăn thức ăn dễ tiêu hóa trước, sau đó từ từ mới đưa về chế độ ăn ban đầu.
- Khi chó không nôn ít nhất sau 6 giờ, hãy cho ăn nhạt hoặc các món như: cơm trắng, nước gạo, hoặc cho một bữa ăn nhỏ với thịt nạc (gà, lợn, bò) và cơm.
- Nên cho chó ăn thành các bữa nhỏ: 3-4 bữa/ ngày trong 2 ngày đầu tiên, sau đó mới dần quay lại khẩu phần ăn cũ. Ngoài ra bạn có thể bổ sung thêm men tiêu hoá cho chó.
- Cố gắng tìm hiểu kỹ lý do dẫn tới tiêu chảy để quản lý chế độ ăn hợp lý. Nếu chó không ăn được có thể truyền dịch cho nó.
Thời điểm cần mang chó ra thú y
Trường hợp chó đi phân lỏng 1-2 ngày, phân nhầy kèm theo chó sốt, lừ đừ, biếng ăn cần đưa chó đi khám ngay
Triệu chứng đi ngoài và nôn và biểu hiện của một số bệnh lý nặng, cần quan sát thật kỹ biểu hiện của chó để kiểm soát bệnh kịp thời
3. Những lưu ý khi điều trị bệnh đi ngoài và nôn
Luôn giữ vệ sinh cho chó được sạch sẽ, thay khay nước và dọn dẹp khay thức ăn ít nhất 1-2 lần trong một ngày.
Nếu được chữa trị, khi cho chó ăn cần chia nhỏ bữa ăn ra 3 – 5 lần/ ngày để chó dễ dàng tiêu hóa lượng thức ăn và không để chó ăn nó khiến dạ dày phải hoạt động mạnh.
Nếu không có kinh nghiệm, hoặc không hiểu rõ về nguyên nhân, hãy đưa thú cưng tới gặp bác sĩ sớm nhất có thể để xác định đúng bệnh và điều trị sớm.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cách chữa chó bị đi ngoài và nôn. Hãy đến ngay Life Pet để các bác sĩ thú ý thăm khám và có biện pháp kịp thời cho thú cưng của bạn nhé.