Chó đi ngoài cùng giun là dấu hiệu cho thấy thú cưng của bạn đang bị nhiễm giun ở mức độ tương đối nặng và không thể coi thường. Người nuôi chó cần được trang bị những kiến thức cơ bản để có thể điều trị cũng như chăm sóc chó bị giun trong thời điểm này. Cùng Life Pet tìm hiểu kỹ hơn những thông tin cần biết qua bài viết này nhé.

Chó đi ngoài ra giun và những điều cần phải biết
Chó đi ngoài ra giun và những điều cần phải biết

1. Biểu hiện khi chó bị nhiễm giun

Khi chó bắt đầu có triệu chứng đi ngoài ra giun nghĩa là căn bệnh gần như đã đi đến giai đoạn cuối với lượng giun trong cơ thể quá nhiều, khiến chúng thậm chí bị đào thải ra với phân. Sau đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết được thú cưng của mình có bị nhiễm giun hay không từ sớm:

  • Chó bị gầy còm, lông xơ xác, kém ăn, suy nhược, thiếu máu. 
  • Bụng phình to, căng tròn, ấn tay vào đó có cảm giác cứng chặt.
  • Khi số lượng giun trong cơ thể tăng cao sẽ gây ra thêm tình trạng nôn,chó hay rên rỉ do đau bụng, có khi nôn ra giun, phân tương tự cũng lẫn cả giun. 
Chó suy nhược, bụng phình to, ấn vào cảm giác cứng chặt là một trong các dấu hiệu chó bị nhiễm giun
Chó suy nhược, bụng phình to, ấn vào cảm giác cứng chặt là một trong các dấu hiệu chó bị nhiễm giun

2. Xác định nguyên nhân chó đi ngoài ra giun

Bằng cách xác định được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp chó của bạn không bị nhiễm giun trở lại, cũng như phòng tránh chó các thú nuôi khác trong quá trình chó phát bệnh. Một số nguyên nhận phổ biến có thể kể đến như:

Ăn phải trứng ký sinh hoặc ký sinh trùng

Ký sinh trùng có thể sinh sôi trong những loại thức ăn ôi thiu, khay thức ăn không được vệ sinh trong nhiều ngày. Ngoài ra còn ở trong các loại thức ăn tươi sống không đảm bảo vệ sinh, chứa trứng ký sinh bên trong và chó ăn phải. 

Môi trường ở không đảm bảo vệ sinh

Khu vực chó ngủ nghỉ không đủ thoáng mát, bị ẩm ướt hoặc chứa nhiều chất bẩn, không được dọn dẹp cũng là môi trường lý tưởng cho ký sinh trùng phát triển. Bên cạnh đó chó vốn rất năng động và luôn tò mò xung quanh, việc thả rông chó đến những địa điểm có nguy cơ là mầm bệnh cũng là một trong những nguyên nhân khiến chó nhiễm giun.

Lây bệnh từ thú nuôi khác

Chó tiếp xúc với những thú nuôi nhiễm giun, hoặc đặc biệt với chó con có thể nhiễm giun từ chính chó mẹ thông qua nhau thai. Ngoài ra ấu trùng giun còn thông qua qua sữa mẹ trực tiếp lây nhiễm giun cho chó con.

Một số chó con nhiễm giun từ chó mẹ ngay từ lúc mới chào đời
Một số chó con nhiễm giun từ chó mẹ ngay từ lúc mới chào đời

3. Việc cần làm ngay khi chó đi ngoài ra giun

Hiện nay một số loại giun nguy hiểm có thể kể đến là giun đũa, giun móc, giun tròn,… và tuỳ theo loại giun mà có thuốc đặc trị khác nhau.

Bạn có thể mua thuốc tẩy giun, loại dùng cho chó để tẩy giun tại nhà. Tuy nhiên bạn cần chú ý:

  • Tuỳ theo độ tuổi mà liều lượng khác nhau, nếu được hãy gọi bác sĩ để tư vấn trước.
  • Dùng 1/2 lượng tiêu chuẩn để tránh tình trạng nhiễm độc do nội độc tố quá nhiều, theo dõi 7 ngày sau tẩy thêm 1/2 liều còn lại.

Bổ sung các thuốc trợ sức, trợ lực, nâng cao sức đề kháng: vitamin B1, B-complex, vitamin C 5%,….

Truyền dung dịch nước muối sinh lý, Ringer lactate, glucoza 5%.

Những phương án giúp bạn điều trị chó bị giun tại nhà
Những phương án giúp bạn điều trị chó bị giun tại nhà

Tuy nhiên sau khi tẩy giun và chó xuất hiện tình trạng tiêu chảy hoặc dị ứng thuốc cần gọi điện tư vấn hoặc mang chó ra bác sĩ thú y kiểm tra.

4. Lưu ý khi chó đi ngoài ra giun

Giun ở chó hoàn toàn có thể lây sang người, đặc biệt là loại giun sán hay có trong những món đồ ăn sống không đủ vệ sinh. Nếu người tiếp xúc với chó bệnh quá gần sẽ có nguy cơ mắc phải bệnh, nhất là các bạn nhỏ. Chính vì vậy cần cách ly chó nhiễm giun không chỉ với thú nuôi khác mà còn cần hạn chế tiếp xúc gần với cả người nuôi.

Tránh để chó bệnh tiếp xúc với trẻ con và cách ly chó bệnh với những thú cưng khác
Tránh để chó bệnh tiếp xúc với trẻ con và cách ly chó bệnh với những thú cưng khác

Cố gắng không thả rông chó hoặc để chó tiếp xúc với bên ngoài để hạn chế lây nhiễm mầm bệnh. Dùng vật dụng để kiểm soát cho khi dắt đi dạo.

Cho chó ăn chín uống sạch, thường xuyên vệ sinh nơi ngủ nghỉ của chó và thay nước, rửa khay thức ăn của chó ít nhất 1-2 lần/ngày.

Vệ sinh chuồng và môi trường xung quanh để diệt mầm bệnh bằng chloramin – B 0.5% hay nước vôi 10%.

Định kỳ 4 – 6 tháng tẩy giun một lần để phòng lây nhiễm bệnh giun trên chó mèo.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về những vấn đề khi chó bị đi ngoài ra giun. Hãy đến ngay Life Pet để các bác sĩ thú ý thăm khám và có biện pháp kịp thời cho thú cưng của bạn nhé.

Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
0
Bạn đang nghĩ gì? Hãy bình luận nhé <3x