Trong số các loại bệnh truyền nhiễm của loài mèo thì bệnh giảm bạch cầu là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất. Bệnh do Feline panleukopenia Virus (FPV) gây ra và chỉ cần 24 giờ virus xuất hiện trong máu, chúng sẽ xâm nhập vào các tế bào lympho, tuy nhiên thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 7-14 ngày. Tấn công hàng rào miễn dịch của cơ thể, đặc biệt làm suy giảm bạch cầu, phá hủy niêm mạc ruột.

Nếu không được chữa trị kịp thời, thú nuôi của bạn sẽ lòng qua khỏi. Hiện tại chưa điều chế được loại thuốc đặc trị căn bệnh này nên chỉ có thể chữa bệnh bằng cách điều trị các triệu chứng, từ đó giúp cho mèo dần khỏe mạnh hơn, tự sản sinh ra được kháng thể chống virus.

1.Các vấn đề khi mèo bị giảm bạch cầu thường gặp

Vì bệnh giảm bạch cầu ở mèo có tốc độ phá huỷ rất nhanh nên các triệu chứng của bệnh thường rất rõ ràng và dễ dàng phát hiện. 

Cần chú ý đến triệu chứng để phát hiện bệnh kịp thời cho mèo
Cần chú ý đến triệu chứng để phát hiện bệnh kịp thời cho mèo

Nếu bạn nuôi mèo con thì các triệu có thể kể đến:

  • Bỏ sữa, không chịu bú bình hoặc nôn mửa ngay khi bạn bơm sữa vào miệng
  • Có dấu hiệu liên tục co giật mỗi khi bạn chạm nhẹ vào cơ thể của chúng.
  • Triệu chứng phổ biến là đột ngột sốt cao rồi người lạnh và tím tái. Kèm theo dấu hiệu miệng chảy nhớt, mũi và mắt vô hồn không có dấu hiệu của sự sống.
  • Nếu các triệu chứng này không giảm hẳn sau 3 ngày, tỉ lệ cứu chữa bệnh giảm bạch cầu gần như rất thấp do cơ thể kém và miễn dịch rất yếu của mèo con. Cho nên ngay từ khi chúng đủ 3 tuần tuổi, bạn nên đưa đi chích ngừa virus cho mèo cưng.

Đối với mèo trưởng thành, có thể chia các giai đoạn:

  • Khi mới phát bệnh, mèo của bạn vẫn nhanh nhẹn nhưng có cảm giác mệt mỏi, đi hơi loạng choạng và mất thăng bằng, có dấu hiệu lười ăn.
  • Sang các ngày tiếp theo mèo có thể bỏ ăn, miệng bị chảy dãi và nôn ra dịch vàng nhiều lần, sốt đột ngột kèm tiêu chảy, đi phân lỏng, phân có màu lạ hoặc có mùi tanh.
  • Đến giai đoạn nguy kịch thì cơ thể bắt đầu run rẩy, co giật động kinh. Hơi thở và mùi phân, dãi bốc mùi hôi rất khó chịu. Thậm chí chú mèo của bạn sẽ bị mất giọng do khô họng vì mất nước, chỉ nằm một chỗ và không còn di chuyển
  • Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là căn bệnh có mức độ lây nhiễm rất cao, chính vì thế khi phát hiện các triệu chứng bệnh, bạn cần ngay lập tức cách ly mèo bệnh với các thú nuôi khác nếu có. Bên cạnh đó nhanh chóng đem mèo ra các trung tâm y tế để chữa trị kịp thời.

2.Cách chăm sóc mèo bị giảm bạch cầu

Hiện nay bệnh giảm bạch cầu ở mèo chưa có thuốc đặc trị hoàn toàn, chính vì vậy cách chữa trị tốt nhất chính là đưa mèo ra thú y ngay khi có triệu chứng để khám bệnh và chữa trị kịp thời, nếu phát hiện sớm tỷ lệ chữa khỏi bệnh là rất cao. 

Sau khi được điều trị tại các trung tâm thú y, thì việc chăm sóc mèo bị giảm bạch cầu cũng rất quan trọng. Vì chính các bé sẽ phải tự sản sinh ra kháng thể chống lại virus

Chăm sóc đúng cách để tăng khả năng hồi phục ở bé
Chăm sóc đúng cách để tăng khả năng hồi phục ở bé

Đầu tiên bạn cần cách ly mèo bị bệnh, cho mèo ở nơi sạch sẽ, thoáng mát. Hạn chế tối đa việc mèo bệnh đi đến những nơi ẩm ướt. Vì điều này sẽ càng làm cho thân nhiệt bé hạ nhanh và nguy cơ nhiều hơn.

Tạm thời không cho mèo ăn và tránh các tác động mạnh tới mèo. Đặc biệt là tránh các tác động như âm thanh quá to hoặc ánh sáng quá mạnh

Bạn cũng cần giữ ấm cho mèo vì thân nhiệt của bé thường sẽ không ổn định, có thể đột ngột tăng hoặc giảm. Bạn có thể dùng đèn sưởi, đèn vàng 40W để sưởi ấm trên cao hoặc gần chỗ mèo nằm. Bạn cũng có thể dùng chai nước ấm bọc khăn bông hoặc túi sưởi ấm để vào nơi mèo nằm. Lưu ý không thể quá nóng vì mèo có thể sẽ mất nước.

Cuối cùng bạn cần trợ sức và trợ lực cho mèo bằng cách bổ sung nước, chất điện giải cho mèo. Bổ sung các loại Vitamin cho mèo như: Vitamin B, B12, C, Anagin. Cho mèo ăn từng ít một bằng các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa. Tăng dần khẩu phần cho mèo khi mèo khỏe dần lên. Sử dụng thêm các loại thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng kế phát. Có thể tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch với liều lượng đúng như chỉ dẫn.

3.Phòng tránh sau khi trị bệnh giảm bạch cầu

Khi mèo đã có những dấu hiệu hồi phục khả quan, bạn đã có thể cho mèo ăn uống đầy đủ, tuy nhiên cần ăn từng ít một tránh gây kích ứng dạ dày, cố gắng bổ sung vitamin B trong khẩu phần ăn hằng ngày. Tuy nhiên cần đặc biệt chú ý tránh tiếp xúc với mèo hoang, mèo lạ trong khoảng thời gian này.

Luôn theo dõi sát tình trạng bệnh của mèo và tái khám tại các trung tâm thú y đáng tin cậy. Ngoài ra bạn cũng nên tiêm vacxin định kỳ để nâng cao sức đề kháng phòng tránh được các bệnh nguy hiểm dành cho thú cưng.

Tiêm vacxin định kỳ để nâng cao sức đề kháng cho mèo
Tiêm vacxin định kỳ để nâng cao sức đề kháng cho mèo

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về bệnh giảm bạch cầu ở mèo. Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm nên khi thấy có những biểu hiện bất thường nên đưa đến bệnh viện thú cưng để kiểm tra. Hãy đến ngay Life Pet để các bác sĩ thú ý thăm khám và có biện pháp kịp thời cho mèo cưng của bạn nhé.

5/5 - (2 bình chọn)