Thông thường, chó con bị tiêu chảy nhiều hơn chó trưởng thành. Nhiều nhất là khoảng dưới 8 tháng tuổi, đặc biệt là giai đoạn 2 đến 4 tháng tuổi. Đây là thời kỳ hệ tiêu hóa của chó chưa phát triển đầy đủ, rất dễ mắc các bệnh về đường ruột khiến nhiều người nuôi lo lắng. Cùng Life Pet tìm hiểu kỹ hơn về triệu chứng này, về nguyên nhân cũng như các xử lý khi chó con bị tiêu chảy nhé.

Chó con dễ bị tiêu chảy nhiều hơn chó trưởng thành
Chó con dễ bị tiêu chảy nhiều hơn chó trưởng thành

1. Nguyên nhân phổ biến khiến chó con bị tiêu chảy

Chó con với hệ kháng sinh, hệ tiêu hóa còn yếu, dễ dẫn đến tiêu chảy và là đối tượng phổ biến của nhiều căn bệnh khác nhau, những nguyên nhân phổ biến nhất có thể liệt kê:

Căng thẳng do môi trường

Chó con vừa được nhận nuôi, được đem đến một môi trường hoàn toàn xa lạ, hoặc thời tiết trong phù hợp, chưa thích nghi được với môi trường đều là những tác nhân gây nên căng thẳng cho các bé cún. 

Căng thẳng khiến chức năng sinh lý của đường ruột có tính kiềm nhiều hơn (đường ruột có tính axit tốt cho lợi khuẩn), khiến ruột của chó khó xử lý thức ăn mà dẫn đến tiêu chảy.

Việc chưa thích nghi được với môi trường đều là những tác nhân gây nên căng thẳng cho các bé cún
Việc chưa thích nghi được với môi trường đều là những tác nhân gây nên căng thẳng cho các bé cún

Chế độ ăn uống 

Do hệ đường ruột của chó con còn yếu: đặc biệt là chó con đang trong độ tuổi từ 2 – 4 tháng tuổi, lúc này chó còn khá non, hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện và còn yếu. 

Ăn phải thức ăn không phù hợp: nếu vật nuôi phải ăn nhiều thức ăn có dầu mỡ hoặc quá tanh sẽ khiến chúng dễ dàng bị tiêu chảy.

Chế độ ăn uống là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy ở chó con
Chế độ ăn uống là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy ở chó con

Thức ăn không đảm bảo: chế độ ăn uống không bình thường cũng khiến chó con bị rối loạn tiêu hoá. Chẳng hạn chúng phải ăn quá nhiều thịt hoặc nhiều món ăn lạ đều có thể khiến cho vật nuôi bị tiêu chảy do ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Không kiểm soát lượng thức ăn cho chó con: vì chó con rất háu ăn, nên đôi khi chúng ăn quá nhiều mà không quan tâm đến dạ dày, khiến hệ tiêu hoá ức chế, gây nên tình trạng bệnh.

Tiêu chảy sau tiêm phòng 

Tiêm phòng vacxin thực tế là kháng nguyên (virus đã bị bất hoạt) sau khi đưa vào cơ thể thì cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể để chống lại virus (phản ứng viêm nhẹ, nóng sốt, cơ thể lúc này sẽ yếu hơn nên dễ bị stress không nên tắm, cho ra gió và ăn thức ăn lạ vào lúc này). 

Một số chó con có hệ miễn dịch quá yếu, hoặc không đủ sức khỏe trong trường hợp này sẽ dễ dẫn đến tình trạng tiêu chảy.

Một số chó con có hệ miễn dịch quá yếu, hoặc không đủ sức khỏe trong trường hợp này sẽ dễ dẫn đến tình trạng tiêu chảy
Một số chó con có hệ miễn dịch quá yếu, hoặc không đủ sức khỏe trong trường hợp này sẽ dễ dẫn đến tình trạng tiêu chảy

Vi khuẩn, ký sinh trùng

Bệnh được gây ra bởi vi khuẩn, virus rất nguy hiểm đối với hầu hết các loài chó, đặc biệt là chó con khi hệ miễn dịch còn quá yếu. 

Ví dụ như căn bệnh nổi tiếng parvo, bệnh parvo thường bùng phát ở chó con từ 6 đến 20 tuần tuổi và 85% ca lây nhiễm phát sinh từ những chó con dưới 1 tuổi. 

Chó con dễ mắc bệnh nhất vì chúng có nhiều tế bào phân chia nhanh trong dạ dày và ruột. Những tế bào này là mục tiêu chính của virus Parvo. Nếu chó mẹ không được tiêm vắc-xin chống Parvo, rất có thể virus sẽ bùng phát sớm hơn trong vài tuần đầu tiên.

Vi khuẩn, virus rất nguy hiểm đối với hầu hết các loài chó, đặc biệt là chó con khi hệ miễn dịch còn quá yếu
Vi khuẩn, virus rất nguy hiểm đối với hầu hết các loài chó, đặc biệt là chó con khi hệ miễn dịch còn quá yếu

Ngoài ra nhiễm ký sinh trùng ở chó con cũng không thể xem thường, vì đường ruột của chó con cũng rất yếu. Chủ yếu chó con sẽ lây nhiễm ký sinh trùng thông qua thức ăn mất vệ sinh hoặc qua nhau thai từ chó mẹ. 

2. Xác định bệnh cho chó con bị tiêu chảy

Thông qua hình dạng phân hoặc màu sắc của phân sẽ nói lên những nguyên nhân gây bệnh khác nhau.

Xác định bệnh qua chất thải của chó con
Xác định bệnh qua chất thải của chó con

Bằng việc quan sát chúng ta có thể có bản đánh giá các loại bệnh như sau:

Hình dạng phân:

  • Phân chảy, ướt: Bị tiêu chảy, đường ruột đang bị ảnh hưởng.
  • Phân khô, cứng: Bị táo bón hoặc thiếu nước 
  • Phân có chất nhầy: Do đường ruột của chó có ký sinh trùng, giun hoặc ăn bẩn, đất, cát.

Màu sắc phân:

  • Màu đen: Nhẹ thì dư đạm, nặng thì kèm máu trong do rối loạn tiêu hóa, bong tróc niêm mạc ruột,…
  • Màu xanh lá: Nhiễm ký sinh trùng hoặc ăn quá nhiều rau / cỏ.
  • Màu vàng nhạt: Bị ảnh hưởng về gan, mật hoặc rối loạn tiêu hóa.
  • Màu sắc không đều, lấm tấm như hạt gạo: Đường ruột chó có giun.
  • Đặc biệt nếu kèm máu, nôn, bỏ ăn: Bệnh viêm, xuất huyết, có thể do virus gây ra

3. Cần làm gì khi phát hiện chó con bị tiêu chảy

Xác định nguyên nhân gây bệnh

Xác định nguyên nhân là giải pháp nhanh nhất để có thể tiến hành điều trị cho chó con. Tuy nhiên vẫn có một số cách xử lý cơ bản khi chó con có dấu hiệu tiêu chảy:

  • Không nên chó con chó con ăn trong vòng 24 tiếng để quan sát phân
  • Uống orezon bù nước vì tiêu chảy khiến chó con mất nước
  • Vệ sinh chó con ngủ, nghỉ ngơi của chó con
Ngừng ăn 24h và cấp nước cho chó là những bước xử lý đầu tiên bạn cần làm
Ngừng ăn 24h và cấp nước cho chó là những bước xử lý đầu tiên bạn cần làm

Lưu ý khi chó bị tiêu chảy kèm theo nôn mửa

Nôn mửa kết hợp với tiêu chảy thường rất nguy hiểm vì chó sẽ bị mất nước gấp đôi. Điều này sẽ đặt chó vào tình thế mất nước nghiêm trọng và càng đáng lo ngại hơn nếu chó không thể uống và dung nạp nước. 

Nên đưa chó đến bác sĩ thú y khám nếu tình trạng phân mềm kéo dài dai dẳng

4. Cách chăm sóc khi chó con đi ngoài

Áp dụng chế độ ăn không lactose cho chó con

Loại sữa duy nhất phù hợp cho chó là sữa chó mẹ. Đối với chó con đang bú sữa thì bạn có thể cho dùng Lactol pha với nước để thay thế sữa. 

Nếu chó con quá nhỏ và vừa được đổi sang chế độ ăn thay thế sữa thì bạn nên chọn thực phẩm không lactose khi thấy chó con đi ngoài ra phân mềm.  

Tránh cho chó ăn thức ăn nhiều chất béo

Không cho chó ăn thức ăn nhanh chiên rán. Thức ăn nhanh chiên rán bán sẵn thường được chiên bằng dầu cọ; loại dầu này khó tiêu và dễ hỏng. 

Các chất béo có hại có thể tạo thành một lớp trong ruột và khiến chó bị tiêu chảy.

Áp dụng chế độ ăn không lactose, không dầu mỡ và cho chó ăn nhạt nếu cần thiết
Áp dụng chế độ ăn không lactose, không dầu mỡ và cho chó ăn nhạt nếu cần thiết

Áp dụng chế độ ăn nhạt 

Nếu tình trạng phân mềm kéo dài thì chế độ ăn nhạt sẽ giúp chó con tiêu hóa dễ dàng hơn. 

Chế độ ăn nhạt nên bao gồm cơm mềm và thịt lợn hoặc thịt cừu nạc xay. Cho chó ăn hai món này ít nhất 5 ngày rồi kiểm tra xem phân chó có cứng lại không. 

Đảm bảo luôn có nước sạch cho chó con. 

Chó tiêu chảy sẽ mất nước nhiều hơn vì lượng chất lỏng trong phân tăng lên, do đó bạn cần đảm bảo chó có thể thoải mái uống nước sạch để bù lại lượng nước mất đi. 

Rửa và làm vệ sinh bát uống nước của chó ít nhất hai ngày một lần và đảm bảo luôn có nước sạch, mát cho chó.

Tránh các hoạt động gây căng thẳng hàng ngày cho chó 

Nếu chó bị căng thẳng khi tắm, bạn nên hoãn tắm cho chó vài ngày và quan sát xem phân chó con. 

Trong quá trình bệnh hãy cố gắng làm thân với chó con, an ủi và chăm sóc thật kỹ.

Giải tỏa căng thẳng và luôn quan tâm trong quá trình chăm sóc cho chó con tiêu chảy
Giải tỏa căng thẳng và luôn quan tâm trong quá trình chăm sóc cho chó con tiêu chảy

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về những vấn đề khi chó con bị tiêu chảy. Hãy đến ngay Life Pet để các bác sĩ thú ý thăm khám và có biện pháp kịp thời cho thú cưng của bạn nhé.

Đánh giá bài viết
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
0
Bạn đang nghĩ gì? Hãy bình luận nhé <3x