Bệnh tăng bạch cầu ở mèo là căn bệnh nguy hiểm với nhiều biến chứng dẫn tới tử vong. Đặc biệt, mèo lông ngắn và mèo cái có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Việc tìm hiểu bệnh tăng bạch cầu là gì, nguyên nhân và các phương pháp điều trị là cách tốt nhất giúp người nuôi có thêm thông tin và kiến thức để bảo vệ sức khỏe cho thú cưng.

1.Bệnh tăng bạch cầu ở mèo là gì?

Bệnh tăng bạch cầu ở mèo gây nhiều biến chứng cho sức khỏe

Bệnh tăng bạch cầu ở mèo là hội chứng mà mèo sản sinh ra nhiều các tế bào bạch cầu hơn mức bình thường. Cũng giống như máu người, máu mèo được tạo thành từ các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Tất cả các thành phần này bắt buộc phải luôn ở mức cân bằng thích hợp để duy trì sức khỏe thể chất của mèo. Mắc bệnh trong thời gian dài có thể gây phù thận, nổi u trong ổ bụng, bệnh hạch bạch huyết và tổn thương diện rộng do ảnh hưởng đến cơ quan bên trong của mèo.

2.Các nguyên nhân gây nên bệnh tăng bạch cầu ở mèo

Tăng bạch cầu ở mèo có thể do căng thẳng kéo dài
Tăng bạch cầu ở mèo có thể do căng thẳng kéo dài

Nguyên nhân mèo tăng bạch cầu có thể là:

  • Do nhiễm trùng: Mèo bị ớn lạnh, sốt, mê man
  • Do ký sinh trùng: Mèo có triệu chứng bụng to, mất nước, giảm ăn 
  • Ung thư hạch bạch huyết hoặc các loại ung thư khác: Mèo bị tiêu chảy, nôn ra máu, cơ thể mệt mỏi.
  • Dị ứng: Mèo bị ngứa, rụng lông, da mẩn đỏ
  • Do thiếu kali: Mèo có biểu hiện chán ăn
  • Căng thẳng kéo dài: Mèo ủ rũ, giảm tương tác xã hội

3.Các hình thức chẩn đoán bệnh tăng bạch cầu ở mèo

Các xét nghiệm tiêu chuẩn thường được tiến hành như:

    • Phân tích, xét nghiệm máu tổng quát: Cho thấy sự tăng lên của tế bào bạch cầu và tình trạng thiếu máu.
  • Phân tích thành phần hóa học máu
  • Phân tích nước tiểu mèo: Kiểm tra sự hiện diện và nồng độ các chất trong nước tiểu từ đó xác định tình trạng bệnh.
  • Phân tích sinh hóa: Chỉ ra những bất thường của các cơ quan trong cơ thể nếu có.
  • Chụp X-quang: Xác định các mức độ tổn thương trong cơ thể mèo. Tia X-quang có thể thấy hình ảnh ruột dày lên và những điểm bất thường ở niêm mạc ruột.

Trong quá trình chẩn đoán bệnh tăng bạch cầu ở mèo, bạn cần cung cấp cho bác sĩ thú y bệnh sử và tình trạng sức khỏe của mèo cũng như những triệu chứng khởi phát. Các chẩn đoán có thể cần thiết như chọc hút tủy xương hay sinh thiết lõi tế bào và sinh thiết những cơ quan bị ảnh hưởng.

4.Điều trị bệnh tăng bạch cầu ở mèo

Đến ngay cơ sở thú y khi mèo có dấu hiệu của bệnh
Đến ngay cơ sở thú y khi mèo có dấu hiệu của bệnh

Biện pháp điều trị tăng bạch cầu ở mèo được áp dụng nhằm kiểm soát và hạn chế gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể. Một số cách điều trị bệnh tăng bạch cầu cho mèo như sau:

  • Sử dụng thuốc: Tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y trước khi cho mèo dùng bất kỳ loại thuốc nào. Ngoài ra, chú ý các tác dụng phụ mà mèo gặp phải để điều chỉnh thuốc cho phù hợp.
  • Liệu pháp chất lỏng: Tiến hành truyền dịch để khắc phục tình trạng mất nước do tiêu chảy hoặc nôn mửa thường xảy ra khi mèo bị bệnh tăng bạch cầu.
  • Hóa trị: Trong vài trường hợp cần hóa trị để ức chế tổng hợp DNA và làm giảm sự sinh sản của các tế bào bạch cầu.
  • Hỗ trợ dinh dưỡng: Người nuôi cần bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng theo ý kiến bác sĩ để tăng thêm sức đề kháng cho mèo bị bệnh.

Sau điều trị cần tái khám theo lịch của bác sĩ để đảm bảo rằng chú mèo của bạn đã kiểm soát được số lượng bạch cầu.

Bệnh tăng bạch cầu ở mèo có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bạn nên theo dõi các biểu hiện của thú cưng và đến ngay cơ sở y tế nếu có dấu hiệu bất thường.  

 

4.5/5 - (14 bình chọn)