Tiêm phòng Parvo là vấn đề thiết yếu giúp thú cưng phát triển khỏe mạnh. Vì vậy, bạn cần biết tiêm phòng đúng cách. Life Pet sẽ chia sẻ đến bạn lịch tiêm phòng Parvo cụ thể cho chó và các lời khuyên, điều cần lưu ý khi tiêm phòng.
1. Nguyên nhân cần tiêm phòng parvo cho chó
Canine Parvovirus – gọi tắt với tên Parvo được hiểu như là một bệnh truyền nhiễm do virus xâm nhập vào cơ thể và lây lan nhanh chóng. Mối đe dọa từ căn bệnh này rất nguy hiểm và khi chó của bạn bị nhiễm bệnh thì tỷ lệ tử vong cao lên đến 90%. Chính vì vậy, bạn cần phải chuẩn bị những biện pháp ngăn ngừa căn bệnh này.
Virus gây bệnh Parvo chủ yếu tồn tại ở bên ngoài môi trường trong thời gian dài và có thể tấn công vật nuôi bất kỳ lúc nào. Vì vậy, phương pháp ngăn ngừa bệnh Parvo hiệu quả chính là tiêm phòng vaccine. Chích ngừa Parvo giúp tạo kháng thể, tăng cường hệ miễn dịch phòng chống lại bệnh hiệu quả hơn, tăng cơ hội sống sót. Đồng thời ngăn chặn sự truyền nhiễm.
Tiêm phòng Parvo giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả cho chó
2. Lịch tiêm phòng Parvo cho chó
Biện pháp tiêm vaccine là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe ở chó và chống lại các bệnh nguy hiểm xung quanh. Theo các chuyên gia, bạn nên tiêm phòng Parvo cho chó theo lịch cụ thể sau:
- Mũi tiêm thứ 1: Nên chích mũi đầu tiên trong khoảng từ 6 – 8 tuần sau khi dứt sữa mẹ. Lúc này chó còn nhỏ và dễ bị nhiễm bệnh nhất. Ngoài ra, bạn nên tiêm phòng thêm 4 bệnh cho chó như là Care, phổi cúm, ho cúm và viêm gan truyền nhiễm.
- Mũi tiêm thứ 2: Nên tiêm cho chó ở độ tuổi từ 10 – 12 tuần. Thời gian tiêm mũi thứ 2 không sớm hơn 3 tuần hoặc trễ hơn 4 kể từ mũi tiêm phòng đầu tiên. Ngoài ra, bạn nên tiêm phòng thêm 2 bệnh là Lepto và Corona, cộng thêm 4 bệnh ở mũi đầu tiên.
- Mũi tiêm thứ 3: Nên tiêm trong khoảng từ 14 – 16 tuần tuổi đối với chó con. Cách mũi tiêm trước từ 3 – 4 tuần. Lưu ý không được sớm quá hoặc trễ hơn. Ngoài ra cần tiêm phòng chống 6 bệnh giống mũi thứ 2.
Chó sau khi tiêm phòng Parvo có bị bệnh không?
Virus có thể có nhiều chủng loại khác nhau, đồng thời chúng có khả năng thích nghi và thay đổi theo thời gian. Vì vậy, sau khi tiêm phòng, thú cưng vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh. Tuy nhiên, trường hợp này rất ít khi xảy ra. Nếu nhiễm lại bệnh sau khi tiêm vaccine, triệu chứng sẽ nhẹ hơn và cơ hội sống sót vẫn cao hơn rất nhiều so với vật nuôi chưa được tiêm chủng.
3. Phục hồi sức khỏe sau khi cho chó tiêm phòng Parvo
Để phục hồi sức khỏe và tinh thần cho chó đang điều trị cũng như để mũi tiêm phòng hiệu quả nhất, bạn nên thực hiện một số lời khuyên sau đây:
- Cần vệ sinh sạch sẽ xung quanh nơi ở, nhà cửa, vườn, ống xả thải,…
- Tất cả đồ chơi bằng vải đã qua tiếp xúc với chó bị nhiễm Parvo trước cần vứt bỏ hoặc khử trùng đúng cách. Tối ưu nhất là nên mua đồ vật mới cho chó đang trong quá trình phục hồi để tránh nhiễm virus lần tiếp theo.
- Cần cách ly chó đang điều trị Parvo với các loài chó khác ít nhất trong 3 tuần. Bởi vì virus này có sự truyền nhiễm và lây lan giữa các loài chó với nhau. Việc tách biệt sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn virus Parvo khỏi thú cưng của bạn.
- Sát trùng và làm sạch khu chơi đùa của chó để cung cấp một môi trường an toàn. Tăng khả năng phục hồi của chó trong thời gian điều trị bệnh Parvo.
- Đảm bảo thực hiện tiêm phòng vaccine đầy đủ không chỉ Parvo mà bao gồm các bệnh nguy hiểm khác. Điều này tăng khả năng sống sót và phát triển khỏe mạnh ở thú cưng.
- Luôn quan sát các triệu chứng và diễn biến tiếp theo thông qua phân, nước tiểu,… của chó trong giai đoạn phục hồi.
- Chó của bạn phải đảm bảo được cung cấp đủ nước để tránh tình trạng mất cân bằng điện giải trong cơ thể. Đồng thời, cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp cho hệ tiêu hóa và đường ruột. Nếu thú cưng có hiện tượng chán ăn thì cần đưa đến bác sĩ để được thăm khám.
- Quần áo, thảm và những vật dụng liên quan tới chó được điều trị Parvo cần rửa sạch bằng nước nóng và thuốc tẩy an toàn.
4. Một số lưu ý khi tiêm phòng parvo
Biện pháp tiêm phòng Parvo cho chó là quan trọng nhưng nếu chó thuộc 1 trong 4 trường hợp dưới đây, bạn không nên cho chó tiêm parvo:
- Chó mẹ đang mang thai khi tiêm phòng sẽ khiến chó bị sốc và chèn ép thai nhi bên trong. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng sảy thai hoặc chó con chết trong bụng.
- Chó con mới sinh đang trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ sữa mẹ. Lúc này cơ thể chó chưa được phát triển toàn diện. Nếu chích ngừa sớm gây ra sốc thuốc hoặc mất mạng.
- Chó mẹ sau sinh nửa tháng. Đây là thời gian cho con bú nên khi tiêm Parvo sẽ ảnh hưởng xấu đến tuyến sữa và gây sốt cao. Ngoài ra, chó con nếu hấp thụ sữa mẹ sau khi tiêm sẽ để lại biến chứng nguy hiểm sau này.
- Chó con đang bị bệnh khi đem tiêm phòng sẽ khiến tình trạng nặng hơn và gây nguy hiểm cao hơn.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều thông tin về việc tiêm phòng Parvo cho chó. Cũng như lịch tiêm chủng chuẩn xác và những điều lưu ý cần tránh dành cho người nuôi. Khi phát hiện thú cưng của bạn đang có dấu hiệu bất thường hãy đến ngay Life Pet để các bác sĩ thăm khám và đưa ra biện pháp kịp thời điều trị.