Parvo từ lâu đã nổi tiếng là căn bệnh truyền nhiễm có khả năng gây tử vong ở chó rất cao. Dù không có thuốc đặc trị hoàn toàn nhưng đây không phải là căn bệnh bệnh không thể chữa khỏi. Vậy cách chữa bệnh parvo cho chó như thế nào là hiệu quả nhất? Cùng Life Pet tìm hiểu ngay sau bài viết dưới đây.

Các bước chữa bệnh parvo ở chó
Các bước chữa bệnh parvo ở chó

1. Cách chữa bệnh parvo ở chó

– Bước 1: Xác định chính xác bệnh 

Parvo là một căn bệnh nổi tiếng nguy hiểm có khả năng truyền nhiễm và gây tử vong lớn ở chó. Chính vì vậy việc phát hiện sớm căn bệnh để tiến hành điều trị là hết sức quan trọng.

Có 2 cách để xác định bệnh parvo ở chó:

  • Thông qua các triệu chứng: Các triệu chứng phổ biến của bệnh parvo là bỏ ăn, sốt, tiêu chảy ra máu hôi tanh kèm nôn, cơ thể tiều tụy, kiệt sức. Tuy nhiên cần đặc biệt chú ý vì parvo phát bệnh và lây nhiễm rất nhanh.
  • Dùng que test parvo ở chó: Nếu bạn nghi ngờ chó của mình có dấu hiệu nhiễm bệnh parvo do các triệu chứng như tiêu chảy, bỏ ăn. Đừng chủ quan hoặc chần chừ để bệnh chuyển biến nặng, hãy thủ sẵn một bộ que test để có thể sử dụng tại nhà bất cứ khi nào cần.
Việc phát hiện sớm căn bệnh để tiến hành điều trị là hết sức quan trọng
Việc phát hiện sớm căn bệnh để tiến hành điều trị là hết sức quan trọng

– Bước 2: Tiến hành điều trị 

Vì parvo là căn bệnh chưa có thuốc đặc trị hoàn toàn. Vì vậy cách tốt nhất, an toàn nhất để chữa trị parvo ở chó là đưa chó đến bác sĩ thú y. Tuy nhiên có một phương pháp dùng để chữa parvo cho chó nếu như bạn chưa có thời gian đưa chó ra thú ý.

Bệnh parvo không nên chữa trị tại nhà
Bệnh parvo không nên chữa trị tại nhà

Điều trị bằng phương pháp dân gian

  • Lấy khoảng 200g lá ổi già. Đun chúng với 1l nước cho đến khi cạn còn 150ml. Cho vào bơm tiêm, mỗi lần tiêm từ 3-5ml. Khoảng vài tiếng tiêm một lần. Điều này làm chó không tiêu chảy và đi ra máu nữa.

Lưu ý cần tránh cho chó uống quá nhiều sẽ gây nôn cho chó. Ngoài ra lá ổi chỉ thích hợp với một số loại chó có thể trạng riêng. Khó có thể nói rằng lá ổi chữa khỏi Parvo cho tất cả các con chó.

  • Bạn cũng có thể tìm cây nhọ nồi (cỏ mực) hoặc cây lược vàng giã nát và vắt lấy nước cho chó uống mỗi ngày từ 2 tới 3 lần mỗi lần 3-5ml.

Lưu ý cây nhọ nồi bỏ rễ và lấy những ngọn, lá già, còn cây lược vàng thì chỉ lấy lá. Tương tự như lá ổi, phương pháp này tùy thuộc vào giống chó và hệ miễn dịch chứ không thể áp dụng hoàn toàn.

Điều trị theo bệnh án

Phương pháp điều trị parvo hiện tại tập trung vào điều trị các triệu chứng và phòng tránh nhiễm khuẩn thứ phát.

  • Sử dụng thuốc chống nôn, thuốc bổ, thuốc kháng sinh để hạn chế nhiễm trùng thứ phát. 
  • Thời gian này chó sẽ không ăn thức ăn thông thường. Vì đường ruột rất yếu không thể tiêu hóa thức ăn. Thuốc bổ sẽ thay thế thức ăn thông thường.
  • Tiến hành bổ sung nước cho cún bằng cách truyền tĩnh mạch, ringer lactate, nước muối sinh lý 0.9%, Glucose 5%, kaliclorid 10%.
  • Khi vi khuẩn tác động mạnh hơn khiến hệ tiêu hóa tổn thương, bác sĩ sẽ dùng kháng sinh ampixilin… để tránh bội nhiễm kế phát.
  • Triệt tiêu các triệu chứng nôn bằng Atropin Sulpha, Cimetidin hoặc những thuốc khác có tác dụng chống nôn
  • Khi chó đi ngoài ra máu, tiến hành cầm máu bằng Vitamin K, transamin…
  • Tăng cường sức đề kháng cho chó bằng cafein, vitamin, natri benzoat…
  • Nếu kiên trì điều trị dưới sự hướng dẫn từ bác sĩ, chú chó của bạn hoàn toàn có thể thoát khỏi căn bệnh này từ 5-7 ngày.

Bước 3: Chăm sóc

  • Phải luôn giữ cho các cún luôn luôn khô ráo: chuồng nhốt, chỗ ở của chú cún phải được kê cao hơn khoảng 10cm so với mặt đất. Trong chuồng của cún cưng hãy cho vào các tấm khay nhựa có lỗ thoát nước, đặt lên những tấm nhựa đó một tấm khăn hoặc tã để thấm nước tiểu của các bé.
  • Luôn luôn giữ cho cún cưng được sạch sẽ: parvo ở chó sẽ làm cho các chú cún thường xuyên nôn và bị tiêu chảy nhiều. Nên mỗi khi các bé bị nôn hoặc tiêu chảy, hãy nhanh chóng thực hiện vệ sinh, lau dọn và làm sạch ngay lập tức tránh để các mầm bệnh lây lan. 
  • Chăm sóc môi trường sống cho thú cưng nhiễm parvo
    Chăm sóc môi trường sống cho thú cưng nhiễm parvo

    Cách ly với đàn chó: Trường hợp nuôi chó theo đàn, bạn cần cách ly chó bệnh với đàn ngay lập tức. Sử dụng thuốc khử trùng và các biện pháp diệt khuẩn để làm sạch không khí, khu vực nuôi nhốt. Tránh virus có thể phát tán lây lan sang các con chó khác trong đàn.

  • Chế độ dinh dưỡng: Trong quá trình điều trị chó không cần ăn uống nhiều, hãy nghe theo tư vấn thêm từ bác sĩ thú y. Nếu được chữa trị, khi cho chó ăn cần chia nhỏ bữa ăn ra 3 – 5 lần/ ngày để chó dễ dàng tiêu hóa lượng thức ăn và không để chó ăn nó khiến dạ dày phải hoạt động mạnh. 

2. Một số chú ý cần biết khi chữa trị bệnh Parvo ở chó:

  • Kiểm tra sức khỏe, theo dõi tình trạng của tất cả chú chó trong nhà.
  • Nếu điều trị ngoại trú thì kiên trì đưa chó đi truyền nước ngày 2 lần, nếu là chó con. Việc di chuyển có thể làm chú chó mệt hơn nên tốt nhất nên điều trị nội trú.
  • Thường xuyên xoa đầu, vuốt ve và động viên, lên tinh thần cho chó yêu.
Kiên trì, động viên chó trong quá trình nhiễm bệnh parvo
Kiên trì, động viên chó trong quá trình nhiễm bệnh parvo
  • Tuyệt đối không ép chó ăn uống, để tránh chó bị nôn mửa, việc truyền nước và thuốc bổ đã thay cho việc ăn uống hằng ngày của chó.
  • Chỉ cần chủ chó kiên trì, chắc chắn chó sẽ được chữa khỏi. 

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về cách chữa bệnh parvo cho chó. Hãy đến ngay Life Pet để các bác sĩ thú ý thăm khám và có biện pháp kịp thời cho thú cưng của bạn nhé.

Đánh giá bài viết
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
0
Bạn đang nghĩ gì? Hãy bình luận nhé <3x