Xét nghiệm Parvo giúp kịp thời phát hiện và đưa ra biện pháp chữa trị kịp thời
Xét nghiệm Parvo giúp kịp thời phát hiện và đưa ra biện pháp chữa trị kịp thời

1.Khi nào cần xét nghiệm Parvo ở chó? 

1.1 Dạng đường ruột

Thường xuất hiện ở chó con từ 5 – 10 tuần tuổi.

  • Do xảy ra ở đường ruột nên chó thường xuất hiện hiện tượng nôn mửa, chán ăn và bỏ bữa.
  • Thân nhiệt sốt cao 40 – 41 độ C, kéo dài từ lúc phát bệnh đến khi có các dấu hiệu đặc trưng của giai đoạn lâm sàng. Cơ thể mệt mỏi, ủ rũ và không linh hoạt như các ngày bình thường.
  • Thú cưng bị tiêu chảy liên tục, thậm chí ra máu. Phân có màu hồng hoặc máu tươi, có lẫn cả niêm mạc ruột và chất keo nhầy. Ngoài ra, còn có mùi tanh khắm rất đặc trưng.
  • Chó dần dần hạn chế đi lại và nằm một góc co ro. 
  • Chó dễ bị nhiễm trùng kế phát.
  • Cơ thể của chó bị mất cân bằng điện giải dẫn đến khát nước nhiều hơn thường ngày.
Thú cưng mệt mỏi, không muốn vận động cũng là biểu hiện của bệnh Parvo
Thú cưng mệt mỏi, không muốn vận động cũng là biểu hiện của bệnh Parvo

1.2 Dạng viêm cơ tim: 

Đây là dạng nguy hiểm nhất vì virus đã xâm nhập phá hủy cơ tim. Chó thường dễ mắc tình trạng này vào độ 4 – 8 tuần tuổi.

  • Có khả năng chú chó sẽ chết đột ngột ngay cả khi chưa xuất hiện các triệu chứng của bệnh Parvo.
  • Chó sẽ có tình trạng thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, hốc mắt trũng sâu hoặc thâm tím, gây khó thở.

1.3 Dạng viêm ruột kết hợp: 

Dạng này khiến chó chết nhanh sau 24 tiếng kể từ khi xuất hiện các biểu hiện lâm sàng như tiêu chảy, đại tiện, sốc tim, phù phổi,…

Ngay khi thú cưng nhà bạn có những biểu hiện bất thường như trên, cần đưa thú cưng đến cơ sở thú y để được xét nghiệm và điều trị ngay lập tức.

2. Các phương pháp xét nghiệm Parvo ở chó chuẩn và chính xác

2.1 Xét nghiệm tại trung tâm y tế

Nếu bạn muốn biết chính xác thú cưng có bị nhiễm virus gây bệnh Parvo hay không, hãy đưa đến các trung tâm y tế uy tín để được tiến hành xét nghiệm với các phương pháp có độ chính xác cao. 

6 cách xét nghiệm Parvo ở chó phổ biến nhất hiện nay:

  • Xét nghiệm máu được sử dụng để đo lường mức bạch cầu bên trong cơ thể. Nếu có hiện tượng giảm sút bạch cầu, đó là dấu hiệu của nhiễm trùng huyết. Do virus ngăn chặn tế bào bạch cầu hình thành trong tủy sống và gây ra bệnh Parvo.
  • Xét nghiệm nước tiểu kết hợp phân tích sinh hóa sẽ giúp nhận thấy các enzym gan tăng mạnh. Đồng thời, sự mất cân bằng điện giải sẽ xuất hiện trong cơ thể. 
  • Chụp X-Quang để xét nghiệm Parvo ở chó cho thấy vùng bụng của cún có sự tắc nghẽn đường ruột. Các hạch lympho lan tỏa khắp cơ thể.
  • Xét nghiệm sinh học (Elisa) là phương pháp sử dụng mẫu phân của chó để xét nghiệm. Phương pháp cho kết quả nhanh chóng nhưng sẽ có một số trường hợp không chính xác. 
  • Trung tâm Động vật Mar Vista đề nghị thử nghiệm hiệu giá kháng thể để xác định bệnh Parvo. Kỹ thuật xét nghiệm này nhằm đo lường kháng thể. Nếu kháng thể cao, tình trạng nhiễm trùng cao, thì chó của bạn đã bị Parvo.
  • Xét nghiệm PCR là phương pháp xét nghiệm Parvo mới nhất hiện nay. Các bác sĩ sẽ lấy mẫu phân thú cưng để xét nghiệm và tìm kiếm bằng chứng về DNA Parvovirus ở chó.
Trung tâm y tế uy tín sẽ xét nghiệm Parvo ở chó một cách chính xác nhất
Trung tâm y tế uy tín sẽ xét nghiệm Parvo ở chó một cách chính xác nhất

3. Ngăn ngừa và điều trị hiệu quả bệnh Parvo ở chó

Nhờ sự chẩn đoán chính xác thông qua xét nghiệm Parvo ở chó, bạn sẽ dễ dàng phát hiện bệnh để kịp thời đưa ra cách điều trị hợp lý. Để ngăn ngừa sự lây lan virus của căn bệnh này, bạn cần thực hiện những điều sau đây:

  • Trong thời gian điều trị, người nuôi thú cưng cần phải nghe theo lời dặn dò từ bác sĩ và khám định kỳ theo lịch.
  • Đảm bảo tiêm phòng vaccine Parvo đầy đủ – vì đây là biện pháp ngăn ngừa hiệu quả nhất do hiện tại chưa có thuốc chữa trị bệnh này.
  • Chó mắc Parvo đang điều trị ở nhà cần chăm sóc cẩn thận và khử trùng sạch sẽ những vật dụng liên quan để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Bổ trợ thêm vitamin, truyền dịch tĩnh mạch, uống thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng và tăng tỷ lệ sống sót cho thú cưng khi nhiễm bệnh.
Truyền dịch giúp phục hồi thể trạng cho chó khi nhiễm bệnh
Truyền dịch giúp phục hồi thể trạng cho chó khi nhiễm bệnh
  • Giữ khoảng cách với những bé chó khác ít nhất 3 tuần sau khi điều trị Parvo hoặc cho đến khi bác sĩ thú y chắc chắn đã loại bỏ hoàn toàn virus ra khỏi thú cưng vì virus gây bệnh Parvo rất dễ lây lan. 
  • Thực hiện công tác kiểm dịch động vật và vệ sinh môi trường nghiêm ngặt ở các nơi tập trung nhiều chó. 
  • Làm sạch sân vườn và các vật dụng của chó mắc bệnh Parvo đã tiếp xúc.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết khi nào cần xét nghiệm cũng như các cách xét nghiệm Parvo ở chó giúp chẩn đoán chính xác và hiệu quả nhất. Khi phát hiện thú cưng của bạn đang có dấu hiệu bất thường hãy đến ngay Life Pet để các bác sĩ thăm khám và đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

5/5 - (8 bình chọn)