Bệnh bạch cầu vẫn luôn là mối lo lắng của hầu hết những người nuôi mèo. Đây là một trong những căn bệnh truyền nhiễm có khả năng gây tử vong cho mèo rất cao. Chính vì vậy, việc nhận biết những nguyên nhân gây bệnh là một trong những yếu tố quan trọng giúp phòng tránh được căn bệnh. Cùng Life Pet tìm hiểu ngay nguyên nhân mèo bị bạch cầu trong bài viết sau nhé.
1.Nguyên nhân mèo bị bạch cầu từ bên ngoài
Bệnh bạch cầu là căn bệnh do virus gây ra, chúng không thể tồn tại trong thời gian dài bên ngoài cơ thể của mèo và việc truyền bệnh đòi hỏi phải tiếp xúc gần gũi giữa những con mèo, chủ yếu qua 3 con đường sau:
- Nước bọt
- Máu
- Nước tiểu và phân (hiếm)
Tùy trong từng tình huống mà các đường lây nhiễm phát triển khác nhau, cụ thể:
Tiếp xúc gần với mèo mang mầm bệnh
Đây là nguyên nhân chủ yếu gây lây lan bệnh bạch cầu ở mèo. Các đối tượng dễ mang mầm bệnh nhất có thể kể đến như mèo hoang, hoặc mèo đã từng nhiễm bệnh.
Sự lây truyền thường liên quan đến phơi nhiễm kéo dài thông qua tiếp xúc gần gũi, kéo dài với một con mèo bị nhiễm bệnh. Và được cho là hệ quả thường xuyên do sự liếm/chải lông lẫn nhau giữa các con mèo, dẫn đến sự xâm nhập của virus.
Thông qua vết cắn từ nước bọt của mèo bệnh nhiễm vào máu
Bệnh bạch cầu ở mèo là căn bệnh liên quan nhiều đến hệ miễn dịch, đặc biệt gây nên các bệnh như thiếu máu ở mèo. Chính vì vậy việc các bé mèo nếu tiếp xúc mạnh như đánh nhau, cào cấu và cắn nhau có khả năng nhiễm bệnh cao hơn cả.
Theo khảo sát, mèo đực có khả năng mắc bệnh cao gấp 2 lần mèo cái vì thói quen cắn nhau.
Dùng chung nước, thức ăn và khay đi vệ sinh
Việc dùng chung bát thức ăn, nước hay sử dụng chung 1 khay vệ sinh với mèo nhiễm bệnh trong một mức độ nào đó., Vví dụ như không được thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ, sẽ gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh cho mèo khoẻ mạnh.
2.Nguyên nhân mèo bị bạch cầu từ bên trong
Mèo mẹ bị nhiễm bệnh khi mang thai
Mèo bị nhiễm bệnh bạch cầu thường vô sinh nhưng nếu mèo cái bị nhiễm bệnh vẫn có thể sinh sản., Ttrong trường hợp đó rất có thể mèo con có khả năng bị nhiễm virus khi được sinh ra.
Mèo mẹ nhiễm bệnh sau mang thai
Tương tự như trường hợp tiếp xúc gần, mèo con vẫn có khả năng lớn nhiễm bệnh từ mẹ nếu được liếm láp hằng ngày.
Ngoài ra mèo con cũng có thể bị nhiễm virus từ việc bú sữa bị nhiễm virus từ mèo mẹ.
3.Lưu ý cần biết về khả năng truyền nhiễm của bệnh
- Bệnh bạch cầu ở mèo hoàn toàn không lây lan qua đường hô hấp mà bắt buộc cần phải có tiếp xúc giữa các con mèo.
- Cho đến hiện tại, bệnh bạch cầu ở mèo vẫn được xem là không lây sang người và họ động vật họ khác như chó, chuột,…
- Những con mèo trưởng thành ít có khả năng nhiễm bệnh, vì sức đề kháng dường như tăng theo tuổi.
- Những con mèo tiếp xúc với virus và sau đó khỏi bệnh sẽ có hệ miễn dịch vững chắc và chống lại việc nhiễm bệnh sau này.
- Đối với mèo chỉ nuôi trong nhà, nguy cơ mèo bị bệnh bạch cầu là rất thấp (khoảng 3%). Chính vì vậy nên hạn chế thả rông mèo vàhoặc cần tiêm khám vacxin định kỳ.
- Tuy bệnh bạch cầu rất nguy hiểm nhưng tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu trên mèo đã giảm trong 25 năm qua nhờ vào vacxin và sự tiến bộ của y học. Dù vậy không nên chủ quan mà nên tiêm chủng cho mèo để phòng tránh bệnh.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin về những nguyên nhân mèo bị bạch cầu. Hãy đến ngay Life Pet để các bác sĩ thú y thăm khám và có biện pháp kịp thời cho thú cưng của bạn nhé.