Bệnh giảm bạch cầu ở mèo con thường xuất hiện đột ngột và gây nên nhiều nguy hiểm tiềm ẩn. Liệu mèo con nhà bạn có đang mắc phải căn bệnh này? Hôm nay Life Pet sẽ chia sẻ dấu hiệu, cách chữa trị cũng như những thông tin quan trọng về bệnh giảm bạch cầu ở mèo con

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo con chứa nhiều tiềm ẩn nguy hiểm
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo con chứa nhiều tiềm ẩn nguy hiểm

1. Mức độ nguy hiểm khi mèo con bị giảm bạch cầu

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo con hay còn được gọi là bệnh viêm ruột truyền nhiễm – tên tiếng anh Felien infectious Enteritis. Bệnh giảm bạch cầu do một loại virus xâm nhập vào cơ thể qua các đường như hô hấp, tiêu hóa. Hoặc căn bệnh sẽ đột ngột xuất hiện khi thú cưng chưa được tiêm phòng đầy đủ với các triệu chứng như nôn mửa, đại tiện tiêu chảy,… Thời gian ủ bệnh sẽ từ 2 – 10 ngày sau khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với virus gây bệnh. 

Mèo con nhiễm bệnh giảm bạch cầu có tỷ lệ tử vong cao
Mèo con nhiễm bệnh giảm bạch cầu có tỷ lệ tử vong cao

Giảm bạch cầu ở mèo con có độ nguy hiểm cao với tỷ lệ tử vong lên đến 90%. Không chỉ vậy, bệnh này còn có khả năng lây lan nhanh ra khắp cơ thể. Khiến số lượng bạch cầu giảm sút và hệ thống miễn dịch dần trở nên kém đi.

2. Dấu hiệu nhận biết mèo con giảm bạch cầu

Nguyên nhân chính gây ra bệnh giảm bạch cầu ở mèo là một loại DNA có tên Felien Pavovirus (FPV). Chúng cùng họ với loại Parvovirus được tìm thấy trong chó hoặc do di truyền từ mẹ sang con ở loài mèo.

Khi mèo con có một trong những dấu hiệu sau thì có thể chúng đang mắc bệnh giảm bạch cầu. Triệu chứng của bệnh được chia thành 4 cấp độ. 

  • Thể quá cấp tính: Bệnh xuất hiện đột ngột, mèo con đau vùng bụng, thân nhiệt hạ và có hiện tượng suy nhược cơ thể trầm trọng. Sau khi nhiễm bệnh, mèo con có thể tử vong nhanh trong vòng 24 giờ.
  • Thể cấp tính: Đây là cấp độ mà có nhiều dấu hiệu để nhận biết bệnh nhất 
  • Mèo con thường bị sốt cao từ 40 độ C trở lên trong 24 giờ đầu. Chúng có dấu hiệu chán ăn, bỏ bữa và lười vận động. Ngoài ra, thú cưng dường như rơi vào trạng thái mất cảm xúc và tái nhợt. 
  • Triệu chứng rối loạn tiêu hóa: Mèo uống nước nhiều hơn thường ngày. Nôn mửa ra mật có bọt. Tình trạng tiêu chảy nặng, có máu. Khi sờ bụng mèo có biểu hiện đau.
Mèo có dấu hiệu nôn ra mật có bọt khi bị nhiễm virus gây bệnh giảm bạch cầu
Mèo có dấu hiệu nôn ra mật có bọt khi bị nhiễm virus gây bệnh giảm bạch cầu
  • Thân nhiệt bắt đầu hạ thấp, tình trạng hôn mê xảy ra khi mắc bệnh từ 2 – 3 ngày. Lúc này khả năng tử vong rơi vào tầm 50% – 85%.
  • Một số trường hợp mèo con mắc bệnh giảm bạch cầu qua khỏi 5 ngày sẽ tự phục hồi. Lượng bạch cầu tăng lên và hoạt động lại bình thường.
  • Thể ẩn tính: Chủ yếu sẽ gặp ở mèo trưởng thành. Chúng không có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào khác ngoài bị sốt nhẹ và giảm bạch cầu.
  • Thể thần kinh: Thường xảy ra ở mèo con, nguyên nhân do bị di truyền từ mèo mẹ có tiền sử bệnh giảm bạch cầu. Mèo con sau khi sinh ra sẽ yếu ớt, mất khả năng vận động và cơ hội sống sót thấp.

3. Cách chữa trị bệnh khi mèo con bị giảm bạch cầu

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo con gây ra nhiều hậu quả khôn lường. Cho nên khi có các dấu hiệu trên thì bạn cần chữa trị theo các cách sau để giúp tăng cơ hội sống sót cho thú cưng.

Đưa thú cưng đến cơ sở thú y uy tín để tăng khả năng sống sót
Đưa thú cưng đến cơ sở thú y uy tín để tăng khả năng sống sót

Điều trị tại cơ sở thú y: 

Nếu gặp các dấu hiệu trên, bạn nên đưa thú cưng đến các cơ sở thú y uy tín để được bác sĩ tư vấn và can thiệp kịp thời.

Điều trị hộ lý:

  • Cho mèo con sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng huyết.
  • Bổ sung thuốc trợ sức, trợ lực, tiêm các loại vitamin A, B, C và thuốc an thần cho mèo con bị bệnh giảm bạch cầu.
  • Cách ly mèo con ở nơi thoáng mát và sạch sẽ. Tránh mọi tác động từ bên ngoài.
  • Cần bổ sung đầy đủ nước và điện giải cho mèo con bằng truyền tĩnh mạch có dung dịch đường glucoza 5% hoặc dung dịch ngọtmặn ngọt đẳng trương với liều 20 – 30ml/kg thể trọng.
  • Thức ăn cho mèo con bị bệnh giảm bạch cầu cần dễ tiêu hóa và cho mèo ăn từng ít một.

4. Cách chăm sóc & phòng ngừa mèo con bị giảm bạch cầu

Tiêm vaccine là cách phòng ngừa bệnh giảm bạch cầu ở mèo con tốt nhất
Tiêm vaccine là cách phòng ngừa bệnh giảm bạch cầu ở mèo con tốt nhất

Cách phòng bệnh và phương pháp chăm sóc tại nhà cũng là điều quan trọng giúp giảm thiểu nguy cơ mèo con bị giảm bạch cầu:

  • Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ những nơi xung quanh mèo con ở. Có thể phun thuốc nếu cần thiết.
  • Cách phòng ngừa tốt nhất chính là thực hiện tiêm vaccine phòng bệnh giảm bạch cầu đầy đủ cho mèo từ 6 – 8 tuần tuổi trở lên. Sau 4 tuần tiêm nhắc lại. Đồng thời cần thăm khám định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ. Mèo trên một năm tuổi phải tiêm phòng ngừa mỗi năm một lần 
  • Cách ly mèo con với những vật nuôi khác. Nên làm rào chắn nơi ở để tránh thú cưng tiếp xúc với bên ngoài. 

5. Khả năng lây truyền của bệnh giảm bạch cầu ở mèo con

Virus gây bệnh giảm bạch cầu ở mèo không thể truyền sang người và cũng không thể lây sang chó hoặc các động vật khác.

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo chỉ ảnh hưởng duy nhất đến loài mèo. Virus gây bệnh có thể  được lây truyền thông qua nước bọt và máu. Đôi khi mèo cũng có khả năng bị lây nhiễm qua nước tiểu và phân, tuy nhiên khả năng này rất thấp. Việc liếm láp vệ sinh hoặc đánh nhau giữa mèo với mèo thường là con đường phổ biến nhất để virus lây lan.

Virus bệnh giảm bạch cầu ở mèo con cùng họ với Parvo ở chó nhưng không lây bệnh cho chó và cũng không lây sang người. Loại virus này chỉ lây bệnh ở giữa các loài mèo. Nên các bạn đừng quá lo lắng nếu mèo con có mắc bệnh giảm bạch cầu. Vì chúng sẽ không lây nhiễm sang cho chúng ta .

Bệnh giảm bạch cầu ở mèo con cực kỳ nguy hiểm và có khả năng cao đe dọa đến tính mạng của mèo con. Nếu mèo con của bạn gặp những dấu hiệu trên hãy đến ngay Life Pet để các bác sĩ thú y thăm khám và có biện pháp kịp thời điều trị cho thú cưng của bạn.

 

4.7/5 - (15 bình chọn)