Chó con bị tiêu ngoài là một trong những mối lo lắng lớn nhất của người nuôi, vì chó con với hệ miễn dịch và tiêu hóa yếu và là cơ hội cho một số bệnh nguy hiểm xâm nhập. Thông qua bài viết này Life Pet sẽ hướng dẫn bạn các bước cụ thể để xử lý tình trạng đi ngoài ở chó con cũng như cách chữa trị khi chó có những biểu hiện bất thường khác.

Các bước cụ thể để xử lý tình trạng đi ngoài ở chó con
Các bước cụ thể để xử lý tình trạng đi ngoài ở chó con

Để chữa bệnh cho chó con gặp vấn đề về đi ngoài, điều đầu tiên bạn cần làm đó chính là xác nhận được nguyên nhân gây bệnh ở chó. Dựa trên mức độ triệu chứng và nguyên nhân mà ta có thể đưa ra từng giải pháp cụ thể, có thể kể đến một số nguyên nhân.

1. Căng thẳng do môi trường

Việc thú nuôi bị căng thẳng dẫn đến đi ngoài là nguyên nhân khá phổ biến ở chó con, đặc biệt đối với các bé vừa được nhận nuôi đến một ngôi nhà mới, hoặc do sự thay đổi đột ngột của thời tiết, đồ ăn đều khiến chó ức chế, khó chịu trong người.

Thú nuôi bị căng thẳng dẫn đến đi ngoài là nguyên nhân khá phổ biến ở chó con
Thú nuôi bị căng thẳng dẫn đến đi ngoài là nguyên nhân khá phổ biến ở chó con

Tuy nhiên đây chỉ là triệu chứng nhẹ và chó con hoàn toàn có thể tự khỏi khi đã bắt đầu thích nghi. Bạn có thể giúp chó giải tỏa căng thẳng bằng một số cách như sau:

  • Cho chó con đi dạo, an ủi và chăm sóc kỹ bé. 
  • Nếu từ việc thay đổi đột ngột đồ ăn thì bạn nên chuyển lại thức ăn cũ, dành ít nhất 4-5 ngày để thêm dần thức ăn mới vào chế độ ăn của chó và cắt giảm thức ăn cũ. Cách này giúp hệ vi sinh vật đường ruột hỗ trợ tiêu hóa có thời gian thích nghi. 
  • Bổ sung men tiêu hóa cho chó con.
  • Hạn chế tắm cho chó con trong thời gian này. Bất kỳ loại thú cưng nào cũng khá mẫn cảm với việc tắm, nếu chó con có tình trạng đi ngoài chỉ nên dùng khăn mềm vệ sinh cho bé.

2. Chế độ ăn uống

Bên cạnh nguyên nhân căng thẳng, thì chế độ ăn uống có sự ảnh hưởng rất lớn đối với việc chó bị đi ngoài. Tùy vào giống chó, loại thức ăn mà chó con ăn vào mà sẽ có từng biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên bạn có thể xử lý tạm thời tình trạng đi ngoài bằng một số cách như sau:

Chế độ ăn uống có sự ảnh hưởng rất lớn đối với việc chó con bị đi ngoài
Chế độ ăn uống có sự ảnh hưởng rất lớn đối với việc chó con bị đi ngoài

Kiêng cho chó con ăn từ 12-24h

Ngừng cho chó ăn để đường ruột chó được để trống từ 12h – 24h giúp cho đường ruột chó được nghỉ ngơi và phục hồi vết thương. 

Không cho chó con uống sữa hoặc đồ ăn tanh

Loại sữa duy nhất phù hợp cho chó là sữa chó mẹ. Đối với chó con đang bú sữa thì bạn có thể cho dùng Lactol pha với nước để thay thế sữa. 

Nếu chó con quá nhỏ và vừa được đổi sang chế độ ăn thay thế sữa thì bạn nên chọn thực phẩm không lactose khi thấy chó con đi tiêu ra phân mềm.

Bổ sung nước đường Glucose/C-Electrolytes 

Khi chó con bị tiêu chảy phải làm sao để nó uống nước. Chính vì không thể ăn gì nên nước là nguồn bổ sung năng lượng tốt nhất lúc này. 

Cho chó uống nước đường Glucose ấm hoặc E-lectrolytes, chúng sẽ bổ sung thêm các chất điện giải.

Có thể bổ sung men tiêu hóa cho bé 

Tác dụng của men vi sinh với cún chủ yếu là hỗ trợ hệ tiêu hoá ở giai đoạn dạ dày-ruột (tức là giúp tiêu hoá đồ ăn thô) – duy trì quá trình tiêu hoá tốt, ổn định – từ đó tăng cường hệ miễn dịch, giúp cún chống lại bệnh cơ hội, stress, gút….

Bổ sung men tiêu hóa có thể hỗ trợ giúp chó con không còn bị đi ngoài
Bổ sung men tiêu hóa có thể hỗ trợ giúp chó con không còn bị đi ngoài

Các loại men vi sinh tốt cho cún bao gồm:

  • Men tiêu hóa Biotic: Cung cấp vitamin và vi khuẩn có lợi , ức chế vi khuẩn có hại cho đường ruột, làm giảm tiêu chảy ở thú cưng.
  • Men tiêu hóa Pharbiozym: Phòng ngừa tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
  • Men tiêu hóa Enterogermina (của người): bạn có thể mua ở bất kỳ hiệu thuốc của người, có tác dụng khá tốt với chó, kể cả chó con.

Chế độ ăn hồi phục cho chó con

  • Nên cho cún ăn nhạt hoặc các món như cơm trắng, nước gạo ( giúp bổ sung vi khuẩn có lợi và cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột), thịt gà luộc (bỏ phần da).
  • Chia nhỏ các bữa nhỏ thành 3-4 bữa/ ngày trong 2 ngày đầu tiên, sau đó mới dần quay lại khẩu phần ăn cũ. 
  • Nên tìm hiểu kỹ lý do dẫn tới tiêu chảy để quản lý chế độ ăn hợp lý. Nếu chó không ăn được có thể truyền dịch cho nó. 

Trường hợp chó đi phân lỏng 1-2 ngày, phân nhầy kèm theo chó sốt, lừ đừ, biếng ăn cần đưa chó đi khám ngay.

3. Nhiễm bệnh do vi khuẩn, ký sinh

Nếu chó con bị tiêu chảy không đến từ 2 nguyên nhân trên, hoặc trong quá trình điều trị, khi thấy những dấu hiệu của bệnh nguy hiểm sau cần đến phòng khám ngay:

  • Chó con con bị tiêu chảy ra máu nhìn thấy bằng mắt thường
  • Bị ốm và sốt cao, bỏ ăn kiệt sức
  • Nôn mửa nhiều, tiêu chảy ra máu
  • Kêu la và tỏ vẻ rất đau đớn khi đi vệ sinh
  • Có dấu hiệu mệt mỏi rõ rệt, phờ phạc
Care, Parvo đều là những căn bệnh nguy hiểm cho chó con
Care, Parvo đều là những căn bệnh nguy hiểm cho chó con

Đây đều là dấu hiệu của các bệnh nguy hiểm như: Care, Parvo, viêm ruột cấp, ký sinh,…Chúng khá phổ biến và thường xảy ra ở chó nhỏ dưới 6 tháng tuổi. Vì đây là giai đoạn sức đề kháng của chó còn yếu nên khả năng tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 

Ở giai đoạn nhẹ, chó vẫn có khả năng bú mẹ và đi lại bình thường. Cần điều trị ngay ở giai đoạn này, nếu để về sau, mức độ nguy hiểm đến tính mạng của chó càng tăng, thậm chí là không có khả năng cứu chữa.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về cách chữa khi chó bị đi ngoài. Hãy đến ngay Life Pet để các bác sĩ thú ý thăm khám và có biện pháp kịp thời cho thú cưng của bạn nhé.

1/5 - (1 bình chọn)
Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
0
Bạn đang nghĩ gì? Hãy bình luận nhé <3x