Tiêm phòng là cách phòng tránh các loại bệnh hữu hiệu nhất cho thú cưng, đặc biệt là các căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh bạch cầu ở mèo. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng biết cách tiêm phòng bạch cầu cho mèo như thế nào là đúng và hiệu quả. Cùng Life Pet tìm hiểu ngay qua bài viết sau nhé.
1.Lý do cần tiêm phòng bạch cầu mèo
Tầm quan trọng của việc tiêm phòng
Tiêm phòng cho mèo đã được chứng minh về mặt y học và khoa học để ngăn ngừa các bệnh hiểm nghèo khác nhau. Ngoài ra, còn giúp kéo dài tuổi thọ cho mèo.
Lợi ích khi tiêm phòng bạch cầu mèo
- Vaccine bạch cầu ở mèo sẽ có tác dụng hạn chế tỷ lệ mắc bệnh FeLV ở mèo. Đồng thời, có thể bảo vệ mèo chống lại các triệu chứng do virus bạch cầu gây ra.
- Hệ thống miễn dịch của mèo sau khi được tiêm phòng sẽ sản xuất ra các protein gọi là kháng thể hoặc kích hoạt các tế bào cụ thể để tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
- Nếu mèo không có chủng ngừa một loại virus cụ thể, hệ thống miễn dịch sẽ cần vài ngày đến vài tuần điều trị trước khi cơ thể có khả năng tạo ra kháng thể chống chọi lại với virus. Tuy nhiên, nếu mèo được tiêm phòng một loại virus cụ thể, hệ thống miễn dịch sẽ hoạt động trong vòng vài phút đến vài giờ chỉ ngay sau khi được tiếp xúc.
Lý do cần tiêm phòng bạch cầu mèo
Lịch tiêm phòng bạch cầu ở mèo
- Mũi đầu: Mọi lứa tuổi, sau khi kiểm tra virus
- Mũi tiếp theo: 2 – 4 tuần sau khi tiêm mũi ban đầu
- Mũi bổ sung: 1 – 2 năm một lần
Hiện nay vaccine tiêm phòng bạch cầu phổ biến nhất dành cho mèo là Vaccine 4 bệnh. Chi phí cho một lần tiêm phòng rơi vào khoảng 280.000đ.
Chích ngừa bạch cầu ở mèo từng độ tuổi
- Ở mèo con: Mèo con nên được tiêm vắc-xin trong khoảng thời gian từ 6 đến 8 tuần tuổi.
- Ở mèo trưởng thành: Vaccine được tiêm cho mèo trưởng thành một năm sau khi kết thúc loạt tiêm chủng dành cho mèo con.
3.Các loại vaccine bạch cầu mèo
Vaccine virus bất hoạt
Vaccine bất hoạt bao gồm các virus, vi khuẩn hoặc mầm bệnh khác đã được biến đổi trong phòng thí nghiệm để mất khả năng tạo bệnh và không còn có thể lây nhiễm cho mèo. Chúng còn được gọi là vắc xin “đã bị giết”.
Vaccine vecto đậu mùa tái tổ hợp
Vaccine bao gồm phần lớn cấu trúc của virus FeLV được đưa vào một loại virus vô hại khác được gọi là bệnh đậu mùa. Virus đậu mùa sống này sẽ “thay mặt” FeLV kích thích các phản ứng miễn dịch của cơ thể mèo.
4.Tác dụng phụ khi tiêm vaccine bạch cầu mèo
Bản chất việc tiêm phòng chính là đưa virus vào cơ thể mèo, chính vì vậy sẽ không tránh khỏi một số tác dụng phụ như:
- Sưng hoặc đau tại chỗ tiêm chủng (nên tiêm vắc-xin ở chân sau bên trái)
- Giảm hoạt động
- Sốt trong thời gian ngắn
- Trong những trường hợp nhẹ, mèo có thể phát ban, ngứa, đỏ và sưng mắt, miệng, cổ.
- Dị ứng nghiêm trọng có thể gây khó thở, suy nhược, nôn mửa, tiêu chảy, nướu nhợt nhạt và suy sụp. Nếu mèo có bất kỳ dấu hiệu phản ứng dị ứng nào sau khi tiêm phòng, hãy liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức.
5.Lưu ý trước khi tiêm vaccine bạch cầu mèo
Cần tuần thủ một số nguyên tắc để đảm bảo việc tiêm phòng đạt hiệu quả cao nhất cho mèo của bạn. Cụ thể:
- Chỉ tiêm phòng khi mèo khỏe, không mang mầm bệnh.
- Không cho mèo tiêm khi mèo bị sốt, hay có các biểu hiện mệt mỏi.
- Mèo sau khi khỏi bệnh khoảng 2 tháng mới nên tiêm phòng.
- Lựa chọn loại vacxin phù hợp cho mèo cưng. Mỗi loại vacxin sẽ phòng được từ 3 – 4 bệnh kết hợp. Có loại thì cần phải tiêm, còn có những loại không cần thiết phải tiêm. Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiêm cho mèo.
- Khi có mèo trong đàn phát bệnh mà các bé mèo khác chưa tiêm nhưng vẫn khỏe cũng không nên tiêm phòng.
- Cần xét nghiệm kỹ lưỡng cho mèo trước khi tiêm.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin khi tiêm phòng bạch cầu mèo. Hãy đến ngay Life Pet để các bác sĩ thú y thăm khám và có biện pháp kịp thời cho thú cưng của bạn nhé.