Giảm bạch cầu ở mèo là căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao. Đây cũng là lý do dẫn tới cái chết của hàng ngàn chú mèo mỗi năm. Đặc biệt, mèo mẹ bị giảm bạch cầu là một trong những đối tượng có tỷ lệ tử vong cao nhất. Vậy cách chữa trị và phương pháp phòng tránh, chăm sóc mèo mẹ bị giảm bạch cầu như thế nào? Bài viết này sẽ là câu trả lời dành cho bạn!

1.Mức độ nguy hiểm khi mèo mẹ bị giảm bạch cầu

Mèo mẹ bị giảm bạch cầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe 
Mèo mẹ bị giảm bạch cầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

 

Mèo mẹ bị giảm bạch cầu rất nguy hiểm vì có thể dẫn tới sảy thai, sinh non hoặc chết ngay sau khi sinh. Ngoài ra, khi mèo mẹ nhiễm bệnh giảm bạch cầu sẽ rất dễ lây truyền sang mèo con.

Bệnh giảm bạch cầu là chứng bệnh biểu hiện qua sự rối loạn tủy và hệ bạch huyết tạo ra những bạch cầu ác tính. Số lượng bạch cầu ác tính vượt kiểm soát gây ảnh hưởng đến các tế bào khác và phá hủy lượng bạch cầu trong cơ thể gây viêm ruột truyền nhiễm. 

Bệnh xâm nhập qua đường hô hấp và tiêu hóa ủ bệnh khoảng 2 – 10 ngày. Dù mèo mẹ bị giảm bạch cầu hay bất cứ chú mèo nào cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể tử vong nếu không được chữa trị sớm.

2.Những dấu hiệu nhận biết mèo mẹ bị giảm bạch cầu

Mèo bị giảm bạch cầu có thể trạng mệt mỏi, chán ăn
Mèo bị giảm bạch cầu có thể trạng mệt mỏi, chán ăn
  • Thể quá cấp tính: Mèo bị đau vùng bụng, thân nhiệt hạ. Mèo bị suy nhược cơ thể, mắt lờ đờ, miệng thâm đen.
  • Thể cấp tính: Mèo sốt cao khoảng 40 độ trong 24 giờ đầu, nằm không vận động, bỏ ăn, niêm mạc nhợt nhạt. Mèo có hiện tượng rối loạn tiêu hóa, nôn ra dịch có bọt, phân mùi thối lẫn máu và khát nước dữ dội.
  • Thể ẩn tính: Mèo ở thể này không có nhiều biểu hiện rõ ràng. Mèo đa phần chỉ bị sốt nhẹ và giảm bạch cầu.

3.Cách chữa trị dứt điểm khi mèo mẹ bị giảm bạch cầu 

Ngay sau khi phát hiện mèo mẹ có các triệu chứng của bệnh giảm bạch cầu, bạn nên đưa mèo đến ngay những cơ sở thú y uy tín để khám chữa kịp thời. Bệnh lý này sẽ chuyển biến xấu rất nhanh, đặc biệt là ở những chú mèo có sức đề kháng kém. Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ khu vực nuôi gồm đồ chơi, quần áo, thức ăn mèo.
  • Nếu mèo mẹ nôn nhiều và tiêu chảy trong trường hợp chưa đến được cơ sở thú y thì bạn cần bơm oresol liên tục đồng thời giữ ấm cho mèo.
  •  Phun thuốc nơi sinh sống của thú cưng.
  • Cách ly mèo mắc bệnh và theo dõi những bạn mèo đã tiếp xúc với mèo bị bệnh phòng trường hợp lây nhiễm chéo.
  • Thực hiện tiêm vaccine phòng bệnh giảm bạch cầu và khám định kỳ.

Phương pháp phòng tránh và chăm sóc mèo mẹ bị giảm bạch cầu

Tiêm chủng đầy đủ và khám sức khỏe thú cưng sau điều trị
Tiêm chủng đầy đủ và khám sức khỏe thú cưng sau điều trị

4.1 Phương pháp phòng tránh mèo mẹ bị giảm bạch cầu

  • Vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ để tránh virus xâm nhập
  • Bổ sung đầy đủ nước và chất điện giải cho mèo
  • Tăng đề kháng tự nhiên cho mèo mẹ để chống lại mầm bệnh bằng chế độ ăn dinh dưỡng hay các loại vitamin bổ sung
  • Tiêm vacxin đầy đủ và khám sức khỏe định kỳ trong thời gian mang thai

4.2 Chăm sóc mèo mẹ sau điều trị giảm bạch cầu

  • Thức ăn cho mèo mẹ cần dễ tiêu hóa và ăn từng ít một, chia nhiều bữa
  • Sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng
  • Chuồng trại, vật dụng cá nhân cần khử trùng kỹ bằng thuốc tiệt trùng chuyên dụng
  • Mèo mẹ nên được siêu âm ít nhất một lần để biết được sức khỏe của mèo con ở trong bụng và thời gian dự kiến sinh
  • Sử dụng thêm các loại thực phẩm tăng đề kháng cho mèo mẹ theo tư vấn của bác sĩ thú y
  • Đưa mèo mẹ đến cơ sở thú y khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường

Trên đây là tất cả những thông tin bạn cần biết để phòng tránh và chữa trị khi mèo mẹ bị giảm bạch cầu. Hãy đến ngay cơ sở thú y gần nhất để khám chữa kịp thời để tăng khả năng sống sót cho thú cưng khi mắc bệnh.

5/5 - (17 bình chọn)