Chó đi ngoài không phải trường hợp hiếm gặp ở chó, tuy nhiên việc chó bị nôn kèm đi ngoài ra máu lại là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm không thể coi thường. Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến nhiều trường hợp tử vong ở chó. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần biết khi chó bị nôn và đi ngoài ra máu cũng như cách xử lý trong tình huống này.
1. Chó bị nôn và đi ngoài ra máu là dấu hiệu bệnh gì?
Nếu chú chó đang khỏe mạnh mà đột nhiên có dấu hiệu mệt mỏi, ủ rũ, sau đó bạn phát hiện thêm các triệu chứng như đi ngoài, nôn, thậm chí đi ngoài ra máu, trong trường hợp này, bạn đừng nên hốt hoảng, hãy bình tình xác định tình hình, tránh để chú chó cảm thấy căng thẳng hơn. Chó đi ngoài ra máu và nôn thường có nhiều nguyên nhân. Hãy thử quan sát thú nuôi của mình những triệu chứng bên ngoài để xử lý:
Nôn thức ăn còn nguyên, đi ngoài ra máu
Chó ăn xong nhưng lập tức nôn ngay, hoặc sau thời gian ăn 2-3 tiếng nôn với thức ăn còn nguyên. Có thể hệ tiêu hoá của chó đã chịu tổn thương, không thể hấp thụ được thức ăn vào người. Với việc đường ruột tổn thương nhiều cũng sẽ khiến chó đi ngoài ra máu. Nguyên nhân của triệu chứng này thường đến từ việc chó ăn phải dị vật hoặc ăn phải đồ ăn gây dị ứng trong, đồ ăn không phù hợp với cơ thể của chó.
Nôn lỏng, tiêu chảy lỏng, ra máu
Trường hợp nguy hiểm hơn là chó đi ngoài có dấu hiệu bị tiêu chảy ra máu, với tần suất đi liên tục và chó không thể kiểm soát được việc đi vệ sinh của mình. Kèm theo đó là một số triệu chứng khác như nôn oẹ, cơ thể mệt mỏi, bỏ ăn, một số có biểu hiện sốt cao. Đây là dấu hiệu phổ biến của việc chó đang mắc các căn bệnh liên quan đến vi khuẩn hoặc virus như Care, Parvo, khiến đường ruột bị tổn thương nghiêm trọng và nếu không được chữa trị kịp thời sẽ khiến chó rơi vào tình trạng nguy kịch
2. Phải làm gì khi chó bị nôn và tiêu chảy ra máu
Chó đi ngoài không phải là tình trạng quá hiếm, tuy nhiên trường hợp chó vừa bị đi ngoài ra máu lại vừa bị nôn thì đây đều là dấu hiệu của những triệu chứng nặng và nguy hiểm. Bạn cố gắng đừng hốt hoảng, hãy bình tình đưa các em ấy đến trạm y tế thú y để được bác sĩ chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Trong trường hợp chưa có cơ hội mang chó ra thú y, bạn chú ý thực hiện các bước điều trị sơ bộ như sau:
- Kiêng cho chó ăn từ 12-24h sau khi phát hiện ra tình trạng tiêu chảy. Bất kể là do nguyên nhân nào, thì lúc này ruột của chó đang có vấn đề. Vì vậy cần hạn chế ăn uống để hệ tiêu hóa bình ổn trở lại.
- Bổ sung nước thật nhiều, vì nôn và đi ngoài đều khiến chó mất nước nhanh chóng, nếu không cung cấp nước kịp thời dễ dẫn đến tình trạng suy kiệt.
- Nếu như thấy chó uống nước xong nôn nhiều thì nên ngừng lại và cùng xi lanh chủ động bơm cho chó, chia ra từng lần nhỏ mỗi lần 2-3ml.
- Pha thêm nước điện giải cho chó uống mỗi 2 tiếng/lần, hoặc dùng nước giã lá lược vàng, lá ổi, cỏ mực để bổ sung thêm cho chó.
- Luôn giữ cho chó được khô ráo và cách lý chó với các thú cưng khác bằng cách nhốt vào chuồng riêng. Chuồng phải được kê cao hơn mặt đất khoảng 10 cm.
- Trong chuồng đặt các khay có lỗ thoát nước. Các bạn hãy đặt thêm những tấm khăn hoặc tã để thấm nước tiểu cho chó. Tránh để chó đi vệ sinh tràn lan trong chuồng.
- Nếu sau 24h tình trạng tiêu chảy vẫn tiếp tục hoặc trở nên tồi tệ hơn hãy mang chó đến phòng khám thú y gần nhất ngay lập tức.
3. Cách phòng tránh cho chó bị nôn và đi ngoài ra máu
Tiêm phòng vacxin theo liều lượng và chỉ định của bác sĩ, bên cạnh đó cũng thường xuyên tẩy giun cho chó định kỳ.
Cải thiện chế độ ăn cho chó, chuyển sang ăn khô, hạt nếu được.
Hạn chế để chó ăn phải đồ độc hại, tiếp xúc với chó có mầm bệnh.
Vệ sinh chỗ ở của chó thường xuyên.
Khi chó bị bệnh đừng xa lánh hay mắng chửi gây căng thẳng, sẽ khiến bệnh tình của chó trở nặng hơn. Cố gắng an ủi, chăm sóc để giảm bớt căng thẳng, stress.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về những vấn đề khi chó bị nôn và đi ngoài ra máu. Hãy đến ngay Life Pet để các bác sĩ thú ý thăm khám và có biện pháp kịp thời cho thú cưng của bạn nhé.