Chó Poodle với bộ lông xoăn tít, thân hình nhỏ nhắn và lanh lợi khiến nhiều người yêu thích. Tuy nhiên Poodle lại có thể trạng tương đối yếu, đều này khiến nhiều bạn lo lắng khi Poodle bị nhiễm Parvo – căn bệnh truyền nhiễm nổi tiếng. Vậy bệnh Parvo ở chó Poodle là như thế nào, liệu có nguy hiểm và cách điều trị ra sao, cùng Life Pet tìm hiểu ngay.

Bệnh Parvo ở chó Poodle - Tất tần tật thông tin cần phải biết
Bệnh Parvo ở chó Poodle – Tất tần tật thông tin cần phải biết

1. Biểu hiện của chó Poodle khi bị bệnh Parvo

Parvo luôn có những biểu hiện rất dễ nhận biết, tuy nhiên bạn cũng cần đặc biệt quan sát để tránh trường hợp nhầm lẫn với các căn bệnh khác. Một số triệu chứng phổ biến của Parvo như:

  • Chó mệt mỏi, ủ rũ, ít vận động dần. Dần dần sẽ là chán ăn.
  • Bắt đầu có dấu hiệu sốt kéo dài từ lúc phát bệnh đến khi có các biểu hiện lâm sàng đặc trưng.  
  • Các biểu hiện lâm sàng đặc trưng gồm: nôn mửa, chó đi ỉa chảy, phân có mùi tanh và có màu hồng.
  • Tình trạng chuyển nặng hơn thì phân sẽ lẫn cả niêm mạc ruột và chất keo nhầy.
Bỏ ăn, sốt nóng và tiêu chảy liên tục là một trong những triệu chứng phổ biến
Bỏ ăn, sốt nóng và tiêu chảy liên tục là một trong những triệu chứng phổ biến

Ngoài ra cần đặc biệt chú ý từ thời gian ủ bệnh đến phát bệnh sẽ tiến triển rất nhanh, đặc biệt bệnh còn có khả năng truyền nhiễm cao. 

Chính vì vậy khi chó Poodle chớm bị đi ngoài ra máu nên đưa chúng đi thú y thử xem có bị Parvo không hoặc có thể dùng que test bệnh Parvo tại nhà.

2. Nguyên nhân gây bệnh Parvo ở chó Poodle

Tiếp xúc với chó nhiễm bệnh

  • Chó hoang, chó mang mầm bệnh
  • Chó từng nhiễm bệnh tuy được chữa trị nhưng vẫn có thể chứa virus trong người ít nhất trong 6 tháng
Lây nhiễm từ những con chó mang nguồn bệnh là nguyên nhân phổ biến nhất
Lây nhiễm từ những con chó mang nguồn bệnh là nguyên nhân phổ biến nhất

Chó con lây từ chó mẹ

  • Tương tự như chó bệnh từng nhiễm Parvo và được chữa trị, virus vẫn còn trong chó mẹ vẫn có thể lây trực tiếp sang chó con.
  • Chó mẹ nhiễm virus nhưng nếu kháng thể tốt vẫn có thể không bùng dịch, chó con với hệ miễn dịch yếu lại là đối tượng bùng dịch bệnh Parvo

Thời tiết

  • Virus thường bùng phát khi thời tiết chuyển mùa
  • Chó vừa chết vì Parvo thì virus có thể lây lan qua việc tiếp xúc giữa người quen và đàn chó. Parvovirus có thể tồn tại dưới ánh sáng mặt trời trong 5 tháng và 7 tháng trong điều kiện thuận lợi

3. Cách điều trị bệnh Parvo ở chó Poodle

Chó Poodle hệ miễn dịch tương đối yếu hơn các giống chó cảnh hoặc chó lớn khác, chính vì vậy khi xác định bệnh nên đưa ngay ra thú y để khám chữa kịp thời.

Chó Poodle hệ miễn dịch tương đối yếu hơn các giống chó cảnh hoặc chó lớn khác
Chó Poodle hệ miễn dịch tương đối yếu hơn các giống chó cảnh hoặc chó lớn khác

Sau khi được khám chữa, cần kết hợp với liệu trình từ bác sĩ để kiên trì điều trị cho chó Poodle:

  • Chế độ ăn uống: Chỉ cho chó ăn cháo loãng nấu với một chút muối, tuyệt đối không ăn đồ tanh và nhiều mỡ như cá, thịt heo,… Lúc này hệ tiêu hóa của chó Poodle đang rất yếu
  • Cách ly chó bị bệnh khỏi các con chó khác: Vì Parvo lây nhiễm cực nhanh trong đàn, có thể tạo ổ bệnh nếu như bạn chủ quan.
  • Thay đổi chế độ ăn: Chỉ cho chó ăn cháo loãng nấu với một chút muối, tuyệt đối không ăn đồ tanh và nhiều mỡ như cá, thịt heo,… vì lúc này hệ tiêu hóa của chó đang rất yếu
  • Bổ sung thật nhiều nước sạch, nước điện giải: Triệu chứng chủ yếu của Parvo là nôn và tiêu chảy liên tục, khiến chó mất nước mà kiệt sức dẫn đến tử vong.

4. Cách chăm sóc chó Poodle bị Parvo

Poodle là giống chó nhỏ nên đặc biệt khá nhạy cảm, hãy cố gắng kiên trì điều trị để tăng khả năng phục hồi chó bé. Ngoài ra bạn cũng cần chú ý các cách chăm sóc sau:

  • Luôn giữ cho chó được khô ráo: Cạo bớt lông cho chó Poodle, đặt chuồng chó lên cao khỏi mặt đất, khu vực nuôi cần thoáng mát và lau dọn thường xuyên. Trong chuồng đặt các khay có lỗ thoát nước. Các bạn hãy đặt thêm những tấm khăn hoặc tã để thấm nước tiểu cho chó. Tránh để chó đi vệ sinh tràn lan trong chuồng.
  • Giảm thiểu tình trạng mất nước: Khi chăm sóc và điều trị chó chó mắc Parvo điều quan trọng nhất chính là giảm thiểu tình trạng mất nước. Mất nước khiến chó dễ dàng kiệt sức mà tử vong
  • Kích thích ăn uống với đồ ăn yêu thích: Ví dụ, chế độ ăn thịt xay đóng hộp. Chế độ ăn thịt xay đóng hộp thường rất béo và giàu khoáng chất (ví dụ như muối), do đó những con chó kén ăn cũng thấy ngon miệng
Áp dụng chế độ ăn uống phù hợp và luôn bổ sung nước sạch cho Poodle
Áp dụng chế độ ăn uống phù hợp và luôn bổ sung nước sạch cho Poodle
    • Giữ ấm hoặc thoáng mát cho chó: Bạn có thể dùng đèn sưởi hoặc thắp bóng đèn tỏa nhiệt để giữ ấm. Dùng khăn sạch lót chỗ nằm cho chó. Nếu có gió rét thốc vào chuồng dùng tấm phên hoặc khăn che lại. Nếu vào mùa hè có thể dùng điều hòa, quạt máy để hỗ trợ. Không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào chó.
    • Không để lây chéo trong đàn: Parvo là căn bệnh nguy hiểm có tính truyền nhiễm rất cao, cần ngay lập tức cách ly chó bệnh với đàn chó trong nhà khi có dấu hiệu bất thường.
  • Cho ăn uống đầy đủ, vui chơi trong môi trường sạch sẽ thoáng mát

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về bệnh Parvo ở chó Poodle. Hãy đến ngay Life Pet để các bác sĩ thú ý thăm khám và có biện pháp kịp thời cho thú cưng của bạn nhé.

4.9/5 - (25 bình chọn)