Parvo ở chó thường đe dọa tính mạng và tiềm ẩn nguy hiểm gây hại giống bệnh giảm bạch cầu của loài mèo. Vậy chó bị Parvo tỷ lệ sống bao nhiêu? Hiểu được sự lo lắng của bạn, Life Pet sẽ giải đáp về vấn đề cơ hội sống sót khi chó bị Parvo. Đồng thời chia sẻ những kiến thức về cách điều trị và chăm sóc để tăng tỷ lệ sống cho chó khi bị nhiễm bệnh.
Tỷ lệ sống của chó bị bệnh Parvo
Parvo – tên gọi tiếng anh là Canine Parvovirus. Đây là một căn bệnh siêu vi có độ truyền nhiễm nhanh và lây lan cao. Đặc biệt khả năng mắc virus này ở chó con là cao nhất. Nếu tình hình chó bị Parvo diễn biến xấu thì tỷ lệ sống sót là rất thấp và có thể sẽ chết sau vài giờ kể từ khi nhiễm bệnh.
Phụ thuộc vào từng giai đoạn
Tỷ lệ sống của chó bị bệnh Parvo được chia theo từng giai đoạn cụ thể:
- Đối với giai đoạn đầu thì xảy ra ở thể viêm cơ tim. Thú cưng có tỷ lệ sống sót từ 40% – 50%.
- Nếu đang trong thời gian điều trị bệnh thì đây là giai đoạn lâm sàng và cơ hội sống sót cho chó bị Parvo sẽ cao hơn. Khoảng 68% – 92%.
- Theo lời của các bác sĩ, nếu chó bị Parvo vào giai đoạn cuối thì thường sẽ không qua khỏi. Và tỷ lệ tử vong lên đến 98%.
Tuy nhiên tỷ lệ sống sót cũng phụ thuộc vào sự chẩn đoán tình trạng bệnh chính xác và điều trị nhanh chóng kịp thời.
Phụ thuộc vào dạng bệnh
Bệnh Parvo xuất hiện dưới hai dạng khác nhau là cơ tim và đường ruột. Parvo diễn biến ở ruột sẽ phổ biến hơn. Chủ yếu là chó từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi. Ngược lại, dạng tim thường rất hiếm gặp. Tuy nhiên khi nhiễm bệnh tỷ lệ tử vong ngay lập tức là rất cao. Bệnh chủ yếu sẽ tấn công vào các chó con nhỏ hơn 8 tuần tuổi.
Cách điều trị giúp tăng tỷ lệ sống ở chó bị Parvo
Bệnh Parvo ở chó có thể cướp đi sinh mạng của thú cưng bất cứ lúc nào. Vì vậy, chúng ta cần phải có cách điều trị và chăm sóc hộ lý phù hợp để giúp tăng tỷ lệ sống sót ở những chú chó bị Parvo:
Trong giai đoạn điều trị chó bị Parvo:
- Cần thăm khám thường xuyên và điều trị sớm ngay khi chó mắc các triệu chứng đầu tiên của bệnh Parvo. Chẳng hạn như nôn khan, cơ thể mệt mỏi, ủ rũ và khát nước.
- Tìm kiếm và đưa thú cưng tới những phòng khám thú y có uy tín, đảm bảo chất lượng về mọi mặt như cơ sở vật chất, đầy đủ thiết bị y tế, sạch sẽ, an toàn,… để khám và chữa trị.
- Do không có thuốc đặc trị nên các bác sĩ sẽ điều trị tùy theo các triệu chứng mà chó gặp phải trong thời gian ủ bệnh.
- Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và thường xuyên theo dõi, báo ngay cho bác sĩ thú y nếu có biểu hiện bất thường
- Để chống mất nước khi chó mắc virus Parvo, cần cân bằng lại điện giải trong cơ thể của chó.
- Sử dụng kháng sinh để chống nhiễm trùng. Vì virus Parvo làm suy yếu các hệ thống miễn dịch trầm trọng và giảm lượng bạch cầu khiến chó dễ bị viêm nhiễm nặng.
- Bổ sung vitamin đầy đủ, tạo miễn dịch thụ động bằng cách truyền huyết thanh của loài chó khác đã được miễn dịch với bệnh Parvo.
- Nâng cao sức đề kháng cho chó cũng là điều quan trọng cần được lưu ý. Có thể bổ sung thêm thuốc trợ lực, trợ sức: cafein, cantosin,….
- Nên hỏi ý kiến bác sĩ về loại thuốc và liều lượng, không tự ý mua và cho chó uống bất kỳ loại thuốc nào khi không có sự tư vấn của bác sĩ thú y.
Chăm sóc hộ lý tại nhà
Chú ý vệ sinh và luôn giữ chó sạch sẽ. Vì khi mắc bệnh Parvo, thú cưng sẽ nôn mửa và đại tiện nhiều hơn. Do đó bạn cần lau dọn sạch sẽ và tránh dịch mới nôn, phân dính vào thân thể của chó.
- Vào thời tiết mùa hè oi bức, chó cần tránh tiếp xúc trực tiếp ánh nắng. Luôn đảm bảo nơi ở của chó được thoáng mát.
- Chó cần giữ ấm khi mùa đông đến bằng cách có thể kê thêm khăn sạch vào chuồng giữ ấm và che chắn tránh gió xung quanh.
- Chó đang điều trị cần phải luôn khô ráo. Bạn có thể thực hiện bằng cách kê chuồng cao lên 10cm so với dưới đất. Bên dưới chuẩn bị thêm khăn, tã và để đồ vật chứa chất thải cho chó. Tạo các lỗ để thoát nước giúp giữ cơ thể chó luôn được sạch sẽ và khô.
- Tiêm phòng vaccine là phương pháp ngăn ngừa và chống virus Parvo hiệu quả nhất. Nên cho vật cưng chích ngừa ngay từ 6 – 8 tuần tuổi. Vì đây là khoảng thời gian dễ bị nhiễm bệnh.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho chó bị bệnh Parvo.
- Các dụng cụ chứa thức ăn, nước uống phải riêng biệt nếu nuôi từ 2 bé trở lên.
Hy vọng bài viết này giúp cho bạn có thêm những kiến thức cần biết về căn bệnh Parvo nguy hiểm. Qua đó cũng có lời giải đáp cho câu hỏi “Chó bị parvo tỷ lệ sống bao nhiêu?”. Khi phát hiện thú cưng của bạn đang có dấu hiệu bất thường, hãy đến ngay Life Pet để các bác sĩ thăm khám và đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.