Chó con với hệ miễn dịch còn yếu là đối tượng dễ bùng phát bệnh Parvo nhất, thậm chí ngay cả những chú cho mới sinh cũng đã có thể nhiễm virus trong người. Nắm vững các thông tin về bệnh Parvo ở chó con sẽ giúp bạn có những biện pháp đề phòng cũng như cách xử lý khi thú cưng của mình bị nhiễm căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này.

Những điều cần chú ý khi chó con bị Parvo
Những điều cần chú ý khi chó con bị Parvo

1. Bệnh Parvo ở chó con & những nguy cơ tiềm tàng

Thông tin cần biết về bệnh Parvo ở chó con

  • Chó con dễ nhiễm Parvo hơn chó trưởng thành: Chó con dễ mắc bệnh Parvo nhất trong quá trình hoàn thiện cơ thể, chúng có nhiều tế bào phân chia nhanh trong dạ dày và ruột. Những tế bào này là mục tiêu chính của virus Parvo.
  • Độ tuổi dễ bùng phát bệnh Parvo nhất ở chó con: Bệnh Parvo thường bùng phát ở chó con từ 6 đến 20 tuần tuổi. 85% ca lây nhiễm phát sinh từ những chó con dưới 1 tuổi
  • Tính nguy hiểm của căn bệnh Parvo: Bệnh Parvo ở chó khiến chúng bị xuất huyết ruột dẫn đến thiếu máu. Hiện tại Parvo không có thuốc đặc trị mà chỉ có thuốc hỗ trợ nên tỷ lệ tử vong lớn với những chú chó con hệ miễn dịch còn yếu. 
Chó con dễ nhiễm Parvo hơn chó trưởng thành
Chó con dễ nhiễm Parvo hơn chó trưởng thành

Giải đáp thắc mắc

Q1: Chó con bị Parvo có chữa được không?

Tuy tỉ lệ tử vong cao nhưng bệnh có thể chữa được nếu được phát hiện sớm và kiên trì điều trị từ 5-7 ngày dưới sự tư vấn và hướng dẫn từ các bệnh viện thú y.

Q2: Chó con bị Parvo có lây không?

Parvo có tính lây truyền rất nhanh, tuy nhiên sẽ chỉ lây truyền với thú cưng cùng giống chó, cáo, sói, các động vật hoang dã. Hiện nay thì Parvo không lây sang người và thú cưng thuộc loài khác.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh Parvo ở chó con

Có những nguyên nhân dẫn đến việc chó con bị nhiễm Parvo có thể kể đến như sau:

  • Chó con lây từ chó mẹ: Virus vẫn tồn tại trong chó mẹ: nếu chó mẹ từng nhiễm bệnh hoặc chưa được tiêm phòng bệnh Parvo thì rất có thể virus vẫn còn trong cơ thể là lây trực tiếp sang chó con
  • Tiếp xúc với chó nhiễm bệnh: Virus nằm trong phân và nước tiểu của chó bệnh. Bệnh sẽ truyền từ con chó mắc bệnh sang những con chó khác thông qua phân và các động vật trung gian khác tiếp xúc với chúng. 
Parvo lây nhiễm rất nhanh qua tiếp xúc
Parvo lây nhiễm rất nhanh qua tiếp xúc
  • Thời tiết chuyển mùa: thời tiết chuyển mùa là điều kiện lý tưởng để virus phát triển. Theo những công bố của các nhà khoa học trên thế giới Parvovirus có thể tồn tại dưới ánh sáng mặt trời trong 5 tháng và 7 tháng trong điều kiện thuận lợi.

3. Triệu chứng khi chó con bị parvo

Rối loạn đường ruột là dấu hiệu dễ nhận diện nhất và cũng dễ xảy ra nhất ở chó. Đây được xem là triệu chứng bệnh Parvo ở chó phổ biến nhất trong các ca mắc bệnh. 

Rối loạn đường ruột là dấu hiệu dễ nhận diện nhất và cũng dễ xảy ra nhất ở chó
Rối loạn đường ruột là dấu hiệu dễ nhận diện nhất và cũng dễ xảy ra nhất ở chó

Ban đầu các biểu hiện sẽ không rõ rệt. Thời gian ủ bệnh Parvo là từ 3-5 ngày và sau đó sẽ tiến triển rất nhanh với các biểu hiện như:

  • Mệt mỏi, ủ rũ hơn thường ngày và xuất hiện hiện tượng nôn mửa, tiêu chảy
  • Chó dần dần bỏ ăn, hạn chế đi lại, không linh hoạt
  • Chó sẽ sốt kéo dài từ lúc phát bệnh đến khi có các lâm sàng đặc trưng của bệnh Parvo
  • Niêm mạc nhợt nhạt, hốc mắt cũng sâu hơn bình thường. Nguyên do dẫn đến hiện tượng này là vì chó bị mất nước, chất điện giải quá nhiều
  • Chó sẽ yếu dần, tim đập nhanh, hô hấp khó khăn, thở gấp, tiêu chảy nặng
  • Phân có màu hồng hoặc dính máu tươi hay chất keo nhầy. Đặc biệt chất thải lỏng, rất khắm và hôi tanh

4. Cần làm gì khi chó con bị Parvo

Như đã nói, chó con có hệ miễn dịch, thể trạng, sức khỏe đều yếu hơn chó trưởng thành, chính vì vậy khi chó con có biểu hiện nhiễm bệnh Parvo, cần mang ra các cơ sở thú ý để tăng tỉ lệ chữa khỏi, không nên tự chữa trị tại nhà.

Ngoài ra bạn cũng cần lưu ý:

  • Trường hợp nuôi chó theo đàn, bạn cần cách ly chó bệnh với đàn ngay lập tức. 
  • Sử dụng thuốc khử trùng và các biện pháp diệt khuẩn để làm sạch không khí, khu vực nuôi nhốt. Tránh virus có thể phát tán lây lan sang các con chó khác trong đàn.
  • Nếu điều trị ngoại trú thì kiên trì đưa chó đi truyền nước ngày 2 lần, nếu là chó con. Việc di chuyển có thể làm chú chó mệt hơn nên tốt nhất nên điều trị nội trú.
  • Tuyệt đối không ép chó ăn uống, để tránh chó bị nôn mửa, việc truyền nước và thuốc bổ đã thay cho việc ăn uống hằng ngày của chó.
  • Tuy tỉ lệ tử vong cao nhưng bệnh có thể chữa được nếu kiên trì điều trị từ 5-7 ngày dưới sự tư vấn và hướng dẫn từ các bệnh viện thú y.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về bệnh Parvo ở chó con. Hãy đến ngay Life Pet để các bác sĩ thú ý thăm khám và có điều trị kịp thời cho thú cưng của bạn nhé.

Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
0
Bạn đang nghĩ gì? Hãy bình luận nhé <3x