Parvo từ lâu đã là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây tử vong cao ở chó. Mặc dù phương pháp chữa trị tốt nhất vẫn nên mang thú cưng ra thú y nhưng việc trang bị thêm các kiến thức chữa trị sẽ giúp bạn có những cách xử lý nhanh chóng trong quá trình điều trị cho chó. Cùng Life Pet tìm hiểu nhanh các cách chữa bệnh parvo cho chó tại nhà nhé.
1. Cách chữa bệnh parvo cho chó tại nhà
Cách 1: Theo cách dân gian
- Lấy 300gam lá ổi hoặc 2 vốc tay nấu với nước.
- Để lửa nhỏ đun cho tới khi nước trong nồi còn lại 200 ml.
- Vớt lá ra và lấy nước để nguội.
- Dùng xi – lanh mới (bỏ đầu kim) bơm vào miệng chó.
- Uống liên tục cách nhau 2 tiếng, mỗi lần chỉ cần 3-5ml
- Uống liên tục trong thời gian từ 3-7 ngày, cho đến khi chó hồi phục
Bạn cũng có thể tìm cây nhọ nồi (cỏ mực) hoặc cây lược vàng giã nát và vắt lấy nước cho chó uống mỗi ngày từ 2 tới 3 lần mỗi lần 3-5ml. Cây nhọ nồi bỏ rễ và lấy những ngọn, lá già, còn cây lược vàng thì chỉ lấy lá.
Lưu ý cần tránh cho chó uống quá nhiều sẽ gây nôn cho chó. Ngoài ra lá ổi, cây nhọ nồi hay lược vàng chỉ thích hợp với một số loại chó có thể trạng riêng chứ không thể áp dụng chữa trị hoàn toàn.
Cách 2: Điều trị bằng thuốc tây
Ngoài cách dân gian trên, bạn cũng có thể ra tiệm thuốc và tìm mua 2 loại Tylocin và Colistin về tiêm cho chó.
Nếu run tay hoặc không có kinh nghiệm tiêm thì nên mua dạng bột đóng theo gói, sau đó hoà nước và dùng ống xilanh bơm vào miệng chó.
Trường hợp nếu bạn thử 1 trong 2 cách trên và chó vẫn không suy giảm, bạn cần nhanh chóng mang chó tới phòng khám thú y để bác sĩ có chuyên môn điều trị cho chó của mình. Vì parvo rất khó chữa và không có thuốc đặc trị. Hầu hết khi chó bị parvo thường rất khó cứu nếu bị ủ bệnh từ 4,5 ngày, lúc này cơ thể của chó gần như đã rất kiệt sức.
2. Những lưu ý khi chữa bệnh parvo cho chó tại nhà
Chế độ ăn uống
- Tuyệt đối chỉ cho chó ăn cháo loãng nấu với một chút muối.
- Tuyệt đối loại bỏ hết các thức ăn bé đang ăn có cá thịt…
- Nếu điều trị không thấy đi ngoài ra máu và chó đã tự ăn được thì tiếp tục kiêng thịt cá… cho thú cưng ăn và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y.
- Có thể bổ xung thêm các loại vitamin để hỗ trợ đến khi nào bé đã thật sự khỏe mạnh thì mới từ từ cho ăn lại.
Vệ sinh môi trường xung quanh
- Luôn giữ cho cún được khô ráo. Nếu chẳng may vì một lý do nào đó mà chó bị ẩm hay ướt toàn thân thì lập tức dùng máy sấy làm khô lông bé hoặc dùng khăn mềm lau thật sạch, thật khô.
- Cách ly chó bệnh với các thú cưng khác bằng cách nhốt vào chuồng riêng. Chuồng phải được kê cao hơn mặt đất khoảng 10 cm. Trong chuồng đặt các khay có lỗ thoát nước.
- Luôn giữ vệ sinh cho cún được sạch sẽ. Bệnh parvo sẽ làm chó tiêu chảy, nôn mửa. Mỗi khi thấy chó nôn hoặc tiêu chảy cần tiến hành dọn và lau sạch khu vực cún ở ngay. Không để phân hay dịch nôn ra vấy vào người cún.
Hạn chế đưa chó tới những khu vực mắc bệnh
- Những nơi từng có chó nhiễm bệnh hoặc tập trung đông chó lạ, chó hoang thì bạn cần tránh xa. Điều này sẽ khiến chó nhà bạn có thể mắc bệnh từ những con vật trung gian khác.
- Tránh để chó tiếp xúc với phân của những con chó lạ, chó hoang
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về cách chữa bệnh parvo cho chó tại nhà. Hãy đến ngay Life Pet để các bác sĩ thú ý thăm khám và có biện pháp kịp thời cho thú cưng của bạn nhé.