Việc điều trị parvo – căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở chó là một trong những công đoạn khó khăn nhất. Trong giai đoạn này chó gần như đã kiệt sức và không thể tự mình hoạt động, vì vậy việc hỗ trợ, chăm sóc chó bị parvo là rất quan trọng để giúp bé có thể hồi phục hoàn toàn. Cùng Life Pet tìm hiểu những bước chăm sóc chó bị parvo đúng quy trình nhất nhé.
1. Các vấn đề khi chó bị parvo thường gặp
Rối loạn đường ruột là dạng dễ nhận diện nhất và cũng dễ xảy ra nhất ở chó. Đây được xem là triệu chứng bệnh Parvo ở chó phổ biến nhất trong các ca mắc bệnh.
Dấu hiệu đầu tiên khi chó mắc bệnh parvo
- Mệt mỏi, ủ rũ hơn thường ngày và xuất hiện hiện tượng nôn mửa, tiêu chảy
- Chó dần dần bỏ ăn, hạn chế đi lại, không linh hoạt
- Chó sẽ sốt kéo dài từ lúc phát bệnh đến khi có các lâm sàng đặc trưng của bệnh Parvo
- Trong một số trường hợp, có những bé lại không sốt và nhiệt độ cơ thể có xu hướng giảm.
Biểu hiện lâm sàng
- Đây là giai đoạn bệnh đã chuyển biến nặng và sẽ chuyển biến rất nhanh, hầu như chó sẽ bị kiệt sức, mất nước trầm trọng mà tử vong. Triệu chứng điển hình như:
- Niêm mạc nhợt nhạ, hốc mắt cũng sâu hơn bình thường. Nguyên do dẫn đến hiện tượng này là vì chó bị mất nước, chất điện giải quá nhiều
- Chó sẽ yếu dần, tim đập nhanh, hô hấp khó khăn, thở gấp, tiêu chảy nặng
- Phân có màu hồng hoặc dính máu tươi hay chất keo nhầy. Đặc biệt chất thải lỏng, rất khắm và hôi tanh, có thể kéo theo cả niêm mạc ruột, từ đó niêm mạc đường ruột bị tổn thương nghiêm trọng
2. Cách chăm sóc chó bị parvo
Việc đầu tiên là nên đưa chó ra thú y ngay khi có triệu chứng để khám bệnh và chữa trị kịp thời, nếu phát hiện sớm tỷ lệ chữa khỏi bệnh cao hơn.
Parvo là căn bệnh do virus gây nên nên không có thuốc đặc trị hoàn toàn, tuy nhiên có thể điều trị theo từng triệu chứng của bệnh. Người nuôi lúc này cần thật sự kiên nhẫn chăm sóc bé cũng như kết hợp với liệu trình từ bác sĩ để nâng cao khả năng hồi phục:
- Luôn giữ cho cún được khô ráo: Cách lý cún với các thú cưng khác bằng cách nhốt vào chuồng riêng. Chuồng phải được kê cao hơn mặt đất khoảng 10 cm. Trong chuồng đặt các khay có lỗ thoát nước. Các bạn hãy đặt thêm những tấm khăn hoặc tã để thấm nước tiểu cho cún. Tránh để cún đi vệ sinh tràn lan trong chuồng.
- Luôn giữ vệ sinh cho cún được sạch sẽ: Bệnh Parvo sẽ làm cún tiêu chảy, nôn mửa. Mỗi khi thấy cún nôn hoặc tiêu chảy cần tiến hành dọn và lau sạch khu vực cún ở ngay. Không để phân hay dịch nôn ra vấy vào người cún. Điều đó vừa bẩn vừa làm bệnh của em ấy nặng thêm.
- Giảm thiểu tình trạng mất nước: Khi chăm sóc và điều trị chó cún mắc parvo điều quan trọng nhất chính là giảm thiểu tình trạng mất nước. Mất nước khiến chó dễ dàng kiệt sức mà tử vong
- Nếu chó bị bệnh vào mùa đông thì cần phải có biện pháp giữ ấm: Bạn có thể dùng đèn sưởi hoặc thắp bóng đèn tỏa nhiệt để giữ ấm. Dùng khăn sạch lót chỗ nằm cho cún. Nếu có gió rét thốc vào chuồng dùng tấm phên hoặc khăn che lại.
- Còn nếu vào mùa hè nóng bức cần phải giữ cho chuồng được thoáng mát: Có thể dùng điều hòa, quạt máy để hỗ trợ. Không để ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào cún.
- Không để lây chéo trong đàn: parvo là căn bệnh nguy hiểm có tính truyền nhiễm rất cao, cần ngay lập tức cách ly chó bệnh với đàn chó trong nhà khi có dấu hiệu bất thường.
3. Lưu ý khi chăm sóc chó bị parvo
Trong quá trình điều trị, tuyệt đối chỉ cho chó ăn cháo loãng nấu với một chút muối.
- Nếu được điều trị tích cực, bạn có thể kích thích chó ăn uống với đồ ăn yêu thích, tuy nhiên tuyệt đối vẫn không ăn đồ tanh như cá.
- Cho ăn uống đầy đủ, vui chơi trong môi trường sạch sẽ thoáng mát.
- Hạn chế tới những khu vực mắc bệnh, hoặc những nơi tập trung đông chó lạ.
- Tái khám tại các địa điểm chữa bệnh tin cậy.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về cách chăm sóc chó bị parvo. Hãy đến ngay Life Pet để các bác sĩ thú ý thăm khám và có biện pháp kịp thời cho thú cưng của bạn nhé.