Bệnh Parvo là căn bệnh gây viêm nhiễm đường ruột rất nguy hiểm ở chó, tuy nhiên điều khiến Parvo trở thành căn bệnh đáng sợ chính là bởi tính lây truyền rất nhanh của nó. Điều này khiến nhiều người nuôi thắc mắc liệu bệnh Parvo ở chó có lây sang các thú nuôi khác hay con người hay không. Cùng Life Pet tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
1. Bệnh Parvo ở chó có lây không?
Đối với cùng giống chó
Parvo là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đặc biệt với chó con, chúng lây truyền rất nhanh và có khả năng gây tử vong ở chó cao.
Chính vì vậy khi chó có dấu hiệu nhiễm bệnh, cần cách ly ngay với các bé chó khỏe mạnh khác trong đàn, đồng thời tiến hành tẩy trùng và hóa chất diệt khuẩn để bảo vệ khu vực sinh sống.
Đối với thú nuôi khác (mèo, chuột,…)
Parvo là bệnh do virus đặc thù gây ra, chính vì vậy hoàn toàn không lây cho các loại động vật khác. Tuy nhiên cũng không nên chủ quan mà cũng cần thực hiện cách lý với các thú nuôi khỏe mạnh.
Đối với người
Theo nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học thì việc bệnh Parvo ở chó có lây sang người vẫn chưa được xác thực. Trên thế giới, bệnh Parvo không được liệt kê vào danh sách các bệnh lây truyền sang con người.
2. Con đường lây truyền bệnh Parvo
Lây truyền từ các cá thể nhiễm bệnh
- Lây nhiễm trực tiếp từ chó bệnh: Bệnh chỉ truyền từ con chó mắc bệnh sang những con chó khác thông qua đường lây truyền là phân và các động vật trung gian khác tiếp xúc với chúng.
- Lây nhiễm từ chó đã khỏi bệnh Parvo: Virus này chính là khả năng chịu đựng rất tốt, chịu được nhiệt độ cao nên khó diệt hết hẳn trong cơ thể. Chính vì vậy chó điều trị thành công Parvo vẫn có khả năng lây nhiễm cho chó khác.
Lây truyền qua trung gian
Theo những công bố của các nhà khoa học trên thế giới Parvovirus có thể tồn tại dưới ánh sáng mặt trời trong 5 tháng và 7 tháng trong điều kiện thuận lợi.
- Lây nhiễm từ chó đã tử vong cho Parvo: Ví dụ, khi chó nhà người quen của bạn vừa chết vì Parvo thì virus có thể lây lan qua việc tiếp xúc giữa người quen và đàn chó của bạn, hoặc thậm chí đồ vật của chó bệnh chết.
- Lây nhiễm từ chó mẹ: Parvo nhắm đến đối tượng chó con là nhiều nhất, vì vậy nếu chó mẹ không được tiêm vaccine chống Parvo nhưng cơ thể chứa một lượng ít virus vẫn có thể sẽ lây nhiễm trực tiếp sang chó con.
3. Một số lưu ý về bệnh Parvo
Chó con dễ nhiễm Parvo hơn chó trưởng thành: Bệnh Parvo thường bùng phát ở chó con từ 6 đến 20 tuần tuổi và 85% ca lây nhiễm phát sinh từ những chó con dưới 1 tuổi. Chó con dễ mắc bệnh nhất vì chúng có nhiều tế bào phân chia nhanh trong dạ dày và ruột. Những tế bào này là mục tiêu chính của virus Parvo.
Một số giống chó dễ nhiễm Parvo: Bệnh Parvo thường bùng phát ở một số giống chó nhất định như chó rốt, chó sục pitbull Mỹ, Doberman Pinscher và chó chăn cừu Đức.
Virus này chính là khả năng chịu đựng rất tốt, chịu được nhiệt độ cao: Vẫn có thể tồn tại môi trường bên ngoài, hoặc trong cơ thể của chó đã được điều trị thành công bệnh parvo và vẫn có khả năng lây nhiễm cho chó khác
Các chất tẩy rửa thông thường có thể diệt được virus: Parvo là một virus dai dẳng, không dễ gì phân hủy. Tuy nhiên nếu đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và khử trùng cho chó, không cần phải dùng đến các chất tẩy rửa đặc dụng vẫn có thể hạn chế sự lây lan của virus.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin về vấn đề bệnh Parvo ở chó có lây không. Hãy đến ngay Life Pet để các bác sĩ thú ý thăm khám và nếu chó của bạn có dấu hiệu bất thường nào của bệnh Parvo nhé.